Tin vui giữa mùa Covid-19: Bất chấp dòng vốn vào Việt Nam dần chậm lại, startup eDoctor lại vừa nhận thêm 1,2 triệu USD từ 4 quỹ lớn
Giữa dịch COVID-19, startup eDoctor được rót 1,2 triệu USD từ 4 quỹ đầu tư lớn, bao gồm cả số vốn eDoctor kêu gọi thành công từ Shark Dzung qua chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3. Khoản vốn đầu tư lần này chưa bao gồm 200.000 USD từ Shark Bình và Shark Việt.
- 31-03-2020Covid-19 làm cả thế giới thay đổi, nhưng doanh nghiệp phải thích ứng nhanh hơn để sống sót và bật mạnh trở lại
- 31-03-2020Từ chuyện cô bé tốt bụng trao ly sữa cho cậu bé bán hàng rong và chuyện những doanh nghiệp giảm tiền thuê mặt bằng mùa covid-19
- 31-03-2020Doanh nghiệp dệt may - thủy sản đề xuất ngừng đóng bảo hiểm, dùng tiền kết dư hỗ trợ cho trả lương, vay không lãi
Startup cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ứng dụng công nghệ di động eDoctor vừa chính thức công bố được rót vốn từ 4 quỹ đầu tư lớn là CyberAgent Capital, Genesia Ventures (Nhật Bản), Bon Angels và Nextrans (Hàn Quốc).
Tổng số tiền đầu tư là 1,2 triệu USD, bao gồm cả 500.000 USD eDoctor kêu gọi thành công từ Shark Dzung Nguyễn - Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam và Thái Lan (CAC) qua chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3, hồi tháng 9/2019.
TS. Huỳnh Phước Thọ, đồng sáng lập, phó tổng giám đốc eDoctor, cho biết sẽ dùng khoản đầu tư mới này để tiếp tục xây dựng hệ thống tư vấn sức khỏe từ xa và đưa dịch vụ y tế đến tận nhà người dùng thông qua ứng dụng di động.
Khám chữa bệnh từ xa (telemedicine), chăm sóc sức khỏe tại nhà (home healthcare) và chăm sóc sức khỏe chủ động (preventive healthcare) là các định hướng lớn và là các mô hình dịch vụ mà eDoctor sẽ hoàn thiện trong tương lai gần.
Hiện tại, với dịch vụ của eDoctor, người dùng ứng dụng di động có thể đặt câu hỏi cho bác sĩ mọi lúc mọi nơi; đặt các dịch vụ xét nghiệm tại nhà nhận kết quả sau 3 giờ; đặt dịch vụ khám và tư vấn sức khỏe tại nhà. eDoctor kết hợp với đội ngũ điều dưỡng, các trung tâm xét nghiệm, các phòng khám và bệnh viện, và các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa, giúp người dùng tiết kiệm thời gian, không cần phải chờ đợi ở cơ sở y tế.
Tính đến thời điểm này, eDoctor đang hợp tác với hơn 500 điều dưỡng, hơn 400 bác sĩ, 80 phòng khám và bệnh viện trên cả nước, đã phục vụ gần 100.000 lượt khám sức khỏe cho cá nhân, gia đình và các doanh nghiệp.
Trước đó, hai nhà sáng lập Vũ Thanh Long - Huỳnh Phước Thọ của eDoctor đã lên Shark Tank Việt Nam kêu gọi 500.000 USD cho 10% cổ phần, với mong muốn có ngay nguồn vốn để scale up (mở rộng) nhanh hơn. Thời điểm ấy, dù nhìn nhận mô hình kinh doanh của eDoctor là "hóa vàng" và "đốt tiền", vẫn có tới 3 cá mập đầu tư cho startup này.
Cụ thể, Shark Dzung rót 500.000 USD cho 15,6%, Shark Việt và Shark Bình mỗi người rót 100.000 USD cho 3,1% cổ phần.
Lần nhận được khoản đầu tư 1,2 triệu USD này đã bao gồm 500.000 USD từ Shark Dzung như cam kết trên Shark Tank Việt Nam, chưa bao gồm 200.000 USD từ Shark Bình và Shark Việt.
Trong đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp cẩn trọng hơn với khoản đầu tư của mình. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam không bị ảnh hưởng trong tháng 1 và tháng 2 năm 2020, nhưng bắt đầu có dấu hiệu chậm lại và gây áp lực lên cán cân thanh toán, ông Jacques Morisset, Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định.
Trí thức trẻ