Tình cảnh 'éo le' của quốc gia tiên phong hạ lãi suất xuống mức 0: Nhà đầu tư thờ ơ với thị trường trong nước, đổ xô tìm kiếm lợi nhuận ở các thị trường nước ngoài từ Á sang Âu
Điều rõ ràng là các mức lãi suất cực thấp có thể thúc đẩy dòng chảy đầu tư khổng lồ ra các thị trường nước ngoài, nhưng đáng nói hơn là sự cực đoan của các nhà đầu tư Nhật Bản khi 'săn lùng' lợi nhuận.
- 29-07-2019Cựu Chủ tịch FED Janet Yellen ủng hộ giảm lãi suất
- 26-07-2019Tỷ phú đầu cơ Kyle Bass: Sẽ không có thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, FED giảm lãi suất cũng chẳng mấy hiệu quả
- 26-07-2019Triển vọng về việc Fed hạ lãi suất bị lu mờ, Dow Jones mất hơn 100 điểm
- 23-07-2019Morgan Stanley: FED hạ lãi suất nhưng có thể đã quá muộn để cứu nền kinh tế Mỹ khỏi suy thoái
Đã 2 thập kỷ kể từ khi quốc gia này trở thành "nhà tiên phong" về việc đưa lãi suất xuống mức 0 và hơn 6 năm thực hiện chính sách kính thích kỷ lục của Giám đốc NHTW - Haruhiko Kuroda. Các nhà quản lý tài sản "lão làng" của quốc gia này sẽ đưa ra những kinh nghiệm độc đáo về những chiến lược, làm thế nào để tồn tại được dưới chính sách tiền tệ như vậy.
Điều rõ ràng là các mức lãi suất cực thấp có thể thúc đẩy dòng chảy đầu tư khổng lồ ra các thị trường nước ngoài, nhưng đáng nói hơn là sự cực đoan của các nhà đầu tư Nhật Bản khi 'săn lùng' lợi nhuận. Họ ráo riết đầu tư vào chứng khoán và bất động sản, tích luỹ trái phiếu từ những khu vực ngoại vi châu Âu cho tới các thị trường mới nổi. Hơn nữa, họ đổ xô đến các loại tài sản chứng khoán không minh bạch chứa đựng hàng trăm khoản vay.
Khi việc tìm kiếm lợi nhuận khó khăn hơn vào mỗi năm, các loại giao dịch phổ biến trở nên nhộn nhịp, thúc đẩy những nhà đầu tư có tư tưởng bảo thủ nhất nhắm đến các loại tài sản rủi ro hơn. Và ngoài ra còn tồn tại một mối nguy lớn hơn về những biến động của tiền tệ hay chính sách tiền tệ gây ra sự thay đổi đột ngột về các mức giá và dòng tiền.
Masato Mishina, người đứng đầu bộ phận kinh doanh của Nikko Asset Management, cho hay: "Đây là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với các định chế tài chính. Rủi ro cao sẽ mang lại lợi nhuận cao nhưng lại có thể 'quét sạch' vốn của bạn."
Không còn 'mặn mà' với thị trường trong nước
Japan Post Bank miêu tả quy mô của dòng tiền đi tới thị trường toàn cầu mà lãi suất cực thấp gây ra, và rằng các nhà quản lý tài sản ở châu Âu cùng phần còn lại của thế giới cần phải cạnh tranh với nhau. Ngân hàng này đã tích luỹ một danh mục đầu tư trị giá 574 tỷ USD trái phiếu nước ngoài trong 1 thập kỷ và hiện đang gắn bó với những cái tên lớn như Pimco, BlackRock và Vanguard.
Ngân hàng Norinchukin, một ngân hàng hợp tác xã đầu tư tiền gửi của hàng triệu nông dân và ngư dân Nhật Bản, đã 'thổi bùng' lên một ngọn lửa thậm chí còn dữ dội hơn, họ nắm giữ 68 tỷ USD nghĩa vụ nợ thế chấp từ khắp thế giới.
Hiroyuki Matsunaga, đứng đầu lĩnh vực đầu tư của UBS Asset Management Japan, cho biết: "Thời kỳ khi các nhà đầu tư Nhật bản, với sự ưa thích dành cho thị trường ở 'quê nhà', tạo danh mục đầu tư trái phiếu và cổ phiếu hoàn toàn đến từ Nhật Bản, đã kết thúc từ 15,20 năm trước."
Ông chỉ ra xu hướng mới đây đối với bất động sản nước ngoài là một trong những sự phát triển quan trọng nhất trong những năm gần đây. Theo ông, việc ráo riết tìm kiếm lãi suất đã thúc đẩy việc suy nghĩ lại đối với cơ hội của bất động sản, từng bị nhiều người không quan tâm đến sau sự kiện bong bóng kinh tế Nhật Bản vào đầu những năm 1990.
Cảnh báo về việc đầu tư ở thị trường nước ngoài
Khi nói đến việc thu lợi nhuận từ trái phiếu, các công ty bảo hiểm nhân thọ của nước này biết gió đang thổi theo hướng nào, cả trong và ngoài nước. Họ đổ xổ vào trái phiếu chính phủ Pháp vào những năm gần đây, nhưng lợi nhuận lại chuyển sang tình trạng âm. Họ đang chuyển trọng tâm từ trung tâm lục địa sang các vùng lân cận để hưởng được những "mảng" lãi suất dương còn lại. Họ đang tìm kiếm từ Ý cho đến Na Uy và xu hướng có thể tiếp tục mạnh lên khi NHTW châu Âu (ECB) lại nới lỏng chính sách tiền tệ.
Nhà đầu tư của quốc gia này đã mua trái phiếu Tây Ban Nha một lượng kỷ lục hồi tháng 5, trong đó có cả trái phiếu doanh nghiệp. Họ cũng đang tìm kiếm ở phạm vi rộng hơn bằng cách bước chân vào những thị trường mới nổi nhiều rủi ro hơn, đạt lượng mua kỷ lục tại Indonesia trong cùng tháng, nơi phát hành trái phiếu định danh bằng đồng yen để tận dụng nhu cầu.
Tuy nhiên, Hisashi Shibata - chủ tịch của Shizuoka Bank đã có lời cảnh báo về trái phiếu nước ngoài. Trong khi loại tài sản đó có "mức chênh lệch cao", thì chi phí vay vốn bằng đồng USD có thể khiến mức chênh lệch này về mức âm một cách nhanh chóng.
Vấn đề nan giải đối với các ngân hàng và công ty bảo hiểm là hầu hết các khoản nợ của họ - ví dụ như tiền gửi và chính sách khách hàng, đều được định danh bằng đồng yen. Do đó, họ cần phải đứng vững trước những biến động của thị trường tiền tệ. Khi nói đến Kho bạc Mỹ, vốn là nền tảng của nhiều danh mục đầu tư, sẽ có rất ít hoặc không thu về lợi nhuận nữa, một khi chi phí bảo hiểm rủi ro được cân nhắc.
Quỹ Đầu tư Hưu trí của Chính phủ Nhật Bản (GPIF) đã mua 1,3 nghìn tỷ yen trái phiếu nước ngoài trên cơ sở phòng ngừa biến động tiền tệ vào năm tài khoá kết thúc vào ngày 31/3. Đây là lần đầu tiên quỹ hưu trí lớn nhất thế giới mua trái phiếu nước ngoài với phương thức currency-hedging, thể hiện rằng GPIF nhận thấy rủi ro tiềm ẩn của biến động trên thị trường ngoại hối.
Shibata đang cố gắng tạo ra một hướng đi khác bằng cách chuyển sang thực hiện chính sách tài chính có cấu trúc, nhằm sắp xếp các giao dịch ở Nhật Bản và cuối cùng là ở nước ngoài. Ông cũng là người đi đầu trong số các nhà cho vay của khu vực trong việc từ bỏ trái phiếu chính phủ Nhật Bản, cắt giảm 90% lượng nắm giữ trong ngân hàng của mình trong 90 năm qua.
Trong khi Shizuoka đang có được lợi nhuận tốt nhờ sự kết hợp giữa lãi suất cực thấp, cơ sở khách hàng được thu hẹp và các khoản đầu tư vào những lĩnh vực ngoài chuyên môn của ngân hàng này, thì nhiều công ty cùng ngành đang gặp khó khăn.
Cơ quan Dịch vụ Tài chính đã xác định 30 ngân hàng khu vực và các công ty cổ phần liên quan vào năm ngoái rằng họ đánh giá về rủi ro cao trong đầu tư chứng khoán có liên quan đến khả năng của những ngân hàng trên. Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) cũng có cái nhìn cảnh giác về vấn đề này. Thước đo mất cân bằng tài chính của họ đã tăng lên mức cao nhất kể từ sự kiện bong bóng kinh tế và những khiếu nại từ các nhà đầu tư và trader về chính sách tiếp tục gia tăng.
Một thách thức khác khi dòng tiền của Nhật Bản chảy ra ngoài ngày càng nhiều và khi các nhà đầu tư ở những nền kinh tế phát triển chứng kiến mức lãi suất thấp hơn đó là có quá nhiều người đang chen chúc vào cùng một nơi để giành lấy những cơ hội mới.
Những "viên ngọc" còn đang ẩn mình
Kazuyuki Terao, CIO của Allianz Global Investors tại Nhật Bản, nhìn nhận mọi thứ theo một cách khác. Terao nói: "Rốt cuộc là vấn đề bạn tìm kiếm loại cổ phiếu sẽ mang lại lợi nhuận ở một nền kinh tế không phát triển hơn nữa như thế nào." Trong khi ông từ chối đưa ra lời giải thích thêm, dữ liệu của Allianz do Bloomberg tổng hợp chỉ ra một số lợi nhuận từ các nhà sản xuất dược phẩm, các công ty bán buôn và phân phối, cùng một số blue-chip.
Trong bối cảnh các thị trường mới nổi cũng đang tăng trưởng chậm lại, việc đầu tư ở nước ngoài cũng không hẳn là "thuốc chữa bách bệnh", theo Terao. Khi các nhà đầu tư Nhật Bản hoàn toàn đơn độc trong thế giới "lãi suất 0" trong 2 thập kỷ trước, thì điều này đã thay đổi trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngày nay kinh nghiệp của họ thậm chí còn mang tính chỉ dẫn nhiều hơn.
Hiroshi Matsumoto, đến từ công ty Pictet Asset Management, nhờ lại cách đây không lâu, các đồng nghiệp ở châu Âu của ông không thể hiểu được sự phổ biến của một trong những quỹ của Pictet đã đầu tư vào những công ty dịch vụ tiện ích khắp thế giới ở Nhật Bản. Lợi nhuận có vẻ tương đương so với chứng khoán châu Âu, nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản đã nhận thấy "hầm trú ẩn" và nguồn thu nhập ổn định ngày càng khó để tìm được ở quê nhà.
Matsumoto cho hay: "Tất cả những người đó đều hỏi tôi rằng tại sao. Tôi nói rằng, 'bạn cứ chờ và xem, trong 5 năm nữa, bạn sẽ ở trong tình trạng tương tự."