Tỉnh có cảng hàng không do Pháp xây dựng vào thời kỳ thuộc địa chi 2.400 tỷ 'lên đời' sân bay đã hoạt động 16 năm
Được Thực dân Pháp xây dựng vào thập niên 1930, sau năm 1975 ít sử dụng và chính thức được khai thác dân sự vào năm 2008, sau 16 năm chính thức được đưa vào sử dụng, sân bay tại địa phương này sẽ được đầu tư
- 26-06-2024Nhiều tập đoàn nghìn tỷ USD muốn đầu tư vào một ngành ở Việt Nam
- 26-06-2024Bổ sung 8 cụm công nghiệp vào quy hoạch Hà Nội
- 26-06-2024Huyện có 2/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng', nỗ lực giải phóng mặt bằng khai mở 'kho báu', quyết tâm lên thị xã và thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia
Được Thực dân Pháp xây dựng vào thập niên 1930, sau năm 1975 ít sử dụng và chính thức được khai thác dân sự vào năm 2008, sau 16 năm chính thức đưa vào sử dụng, đến tháng 9/2023, tỉnh Quảng Bình đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng dự án nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay Cảng hàng không quốc tế Đồng Hới (sân bay Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình.
Mới đây, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đang tham vấn công khai cộng đồng báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Theo báo cáo tác động môi trường, sân bay Đồng Hới hiện là sân bay cấp 4C, có 1 đường cất hạ cánh dài 2.400m, rộng 45m. Sân đỗ hàng không dân dụng với 4 vị trí đỗ cho tàu bay A321 hoặc tương đương trở xuống, đáp ứng khai thác 4 chuyến bay/giờ.
Nhà ga hành khách có 2 tầng với tổng diện tích mặt sàn nhà ga là 4.282m2 gồm 2 cửa ra máy bay, đáp ứng 300 hành khách giờ cao điểm với công suất thiết kế 500.000 hành khách/năm.
"Hiện tại nhà ga hành khách Cảng hàng không Đồng Hới đang phải khai thác vượt công suất thiết kế hơn 50%. Dự kiến đến hết năm 2025, sản lượng vận chuyển hành khách thông qua đây ước đạt gần 1 triệu khách", báo cáo ĐTM nêu thực tế và cho rằng việc đầu tư nâng cấp đang hết sức cấp thiết. Dự kiến năm 2025, sản lượng vận chuyển hành khách qua đây đạt gần 1 triệu khách.
Theo ĐTM, dự án được thực hiện tại xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình nằm trong tổng thể cảng đã được quy hoạch, phù hợp với kế hoạch sử dụng đất tại địa phương) và các mối liên hệ vùng (sẽ trình bày tại nội dung tiếp theo) không thuộc diện vùng cấp độ 1 (vùng bảo vệ nghiêm ngặt) và vùng 2 (vùng hạn chế tác động).
Việc xây dựng nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay Cảng hàng không Đồng Hới nhằm nâng công suất khai thác đạt 3 triệu hành khách/năm; xây dựng mới 4 vị trí đỗ máy bay, nâng tổng vị trí đỗ máy bay lên 8 vị trí.
Theo đó, tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đang tập trung chỉ đạo để khởi công xây dựng trong tháng 8 đối với dự án mở rộng sân đỗ máy bay (dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác trong tháng 3/2025) và dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 sẽ khởi công trong tháng 10 (dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác trong tháng 3/2026) với tổng mức đầu tư 2.405 nghìn tỷ đồng.
Khu vực thực hiện dự án nằm trong tổng thể quy mô diện tích dự án là 193,86ha của cảng hàng không đã được phê duyệt quy hoạch từ năm 2012.
"Toàn bộ diện tích nhà ga T2 bao gồm 12,82ha đất quốc phòng cần phải đền bù và 5,61ha đất cảng hàng không hiện hữu đang khai thác sử dụng, không phải hỗ trợ đền bù mà chỉ cần thực hiện các thủ tục bàn giao đất theo quy định", báo cáo ĐTM cho hay.
Chủ dự án sẽ thực hiện rà phá bom mìn trước khi tổ chức thi công xây dựng các hạng mục công trình nhằm bảo đảm sự an toàn và bền vững của các hạng mục.
Báo cáo ĐTM do ACV thực hiện với sự tư vấn của Viện Môi trường và Phát triển Bền vững và Công ty CP Phát triển công nghệ mới Hà Nội thực hiện, nhấn mạnh dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
Sau khi dự án được hoàn thành, nhà ga T2 sẽ là nhà ga khai thác quốc nội và nhà ga T1 có vai trò là nhà ga khai thác quốc tế chủ yếu của Cảng hàng không Đồng Hới.