Tỉnh hẹp nhất Việt Nam
Tỉnh hẹp nhất Việt Nam nằm tại khu vực Bắc Trung Bộ.
- 13-06-2023GDP (PPP) từng chỉ bằng 1/3 Thái Lan, Việt Nam được dự báo vượt qua chỉ trong 3 năm nữa
- 30-05-2023GDP (PPP) Việt Nam được dự báo vượt Úc, Ba Lan tiến vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới
- 23-05-2023Được IMF nhận định là ngôi sao sáng và sẽ tăng trưởng gấp đôi toàn cầu, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 dự báo đứng thứ mấy thế giới?
Cụ thể, Quảng Bình là tỉnh có bề ngang hẹp nhất Việt Nam. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông - Tây, bề ngang tỉnh chỉ 40,3 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới giáp Lào ra biển. Diện tích tự nhiên khoảng 8.000 km2.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.
Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1.650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô.
Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.
Trên thực tế, Quảng Bình sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên như đèo Ngang, cửa biển Nhật Lệ. Nổi tiếng nhất là vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận di sản thiên nhiên thế giới. Quảng Bình còn có hệ thống hang động nhiều nhất Việt Nam, trong đó Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Mặt nước nuôi trồng thủy sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua.
Quảng Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng. Đặc biệt có trữ lượng đá vôi (khoảng 5,4 tỷ tấn) và cát thạch anh trắng (30 triệu m3), đây là tiềm năng mở ra cơ hội lớn cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Quảng Bình cũng là nơi có tiềm năng phát triển về năng lượng điện bao gồm nhiệt điện và phong điện: Quảng Bình được Chính phủ đưa vào quy hoạch để đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện công suất 2.400 - 3.000 KW tại Khu kinh tế Hòn La.
Nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng phát triển phong điện và nhiệt điện. Theo khảo sát sơ bộ, tốc độ gió dọc bờ biển Quảng Bình có thể xây dựng hệ thống phong điện với tổng công suất từ 600 - 1.000 MW.
Bên cạnh đó, Quảng Bình cónNguồn lợi thủy, hải sản khá lớn (60.000 tấn/năm) chưa tính sản lượng thủy sản nuôi trồng, là điều kiện tốt để các nhà đầu tư xây dựng cơ sở nuôi trồng và nhà máy chế biến các sản phẩm từ thủy, hải sản.
Nhịp sống kinh tế