Tỉnh miền núi dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp trong tháng đầu năm 2023
Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 năm 2023 của Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 năm 2023 giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong các tỉnh, thành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất cả nước, địa phương dẫn đầu là một tỉnh miền núi.
- 16-02-2023Để thu nhập bình quân (PPP) tăng gấp đôi lên 10.000 USD, Thái Lan cần 14 năm, Indonesia cần 13 năm, Việt Nam cần mấy năm?
- 14-02-2023Đối tác thương mại duy nhất của Việt Nam có kim ngạch xuất nhập khẩu trên 10 tỷ USD trong tháng 1/2023
- 13-02-2023Một thành phố trực thuộc TW đặt mục tiêu GRDP bình quân trên 29.000 USD
Tết Nguyên đán Quý Mão diễn ra trong tháng Một năm 2023 nên số ngày làm việc ít hơn 8-10 ngày so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất trong tháng trước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, số lượng đơn đặt hàng và quy mô đơn hàng giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp tháng 1/2023.
Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế dự báo kinh tế thế giới năm 2023 tăng trưởng thấp và có thể suy thoái. Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1/2023 giảm 14,6% so với tháng trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước.
Một số ngành có chỉ số IIP tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất đồ uống có chỉ số IIP tăng 17,46% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất trong các ngành công nghiệp trong điểm trong thánh 1 năm 2023. Đứng thứ 2 là khai thác, xử lý và cung cấp nước có chỉ số IIP tăng 5,89% so với cùng kỳ. Đứng thứ 3 là Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị có chỉ số IIP tăng 3,82% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý cũng có chi số IIP tăng 3,72 % so với cùng kỳ. Cùng với đó, khai thác quặng kim loại có IIP tăng 2,81% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm trước giảm ở 30 địa phương và tăng ở 33 địa phương trên phạm vi cả nước chủ yếu do tác động tăng, giảm của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất, phân phối điện.
Địa phương có chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 01/2023 so với cùng kỳ năm trước tăng là: Tuyên Quang tăng 34,5%; Hậu Giang tăng 10,5%; Phú Yên tăng 8,9%; Kon Tum tăng 7,8%; Nghệ An tăng 7%; Cần Thơ tăng 6,8%; An Giang tăng 6,7%; Điện Biên tăng 5,9%.
Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Hậu Giang gấp 3,2 lần; Quảng Trị tăng 46,7%; Điện Biên tăng 26,2%; Kon Tum tăng 17,5%; An Giang tăng 15,8%; Bình Thuận tăng 11,4%; Cần Thơ tăng 11,2%; Phú Yên tăng 10,8%.
5 tỉnh, thành có có chỉ số IIP tăng cao nhất trong tháng 1/2023. Nguồn: TCTK.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 1/2023 tăng 22,46% so với cùng kỳ, giảm 11,4% so với tháng trước, chủ yếu do đây là thời điểm các doanh nghiệp tập trung sản xuất các loại hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán.
Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,49%; giảm 14,39%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 26,09%, giảm 17,16%; khai khoáng giảm 11,82%, giảm 28,88%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 28,4%, tăng 48,99%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước của Tuyên Quang như: Xi măng đạt 130.000 tấn, tăng 45,05%; hàng may mặc xuất khẩu đạt 3.030 nghìn sản phẩm, tăng 16,8%; giày da đạt 570 nghìn đôi, tăng 35,71%; gỗ tinh chế đạt 3.837 m3, tăng 17,72%.
Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm công nghiệp giảm so với cùng kỳ như: Điện thương phẩm đạt 89 triệu Kwh, giảm 0,1%; điện sản xuất đạt 108 triệu Kwh, giảm 34,38%; đường kính đạt 2.500 tấn, giảm 24,67%; bột barit đạt 500 tấn, giảm 85,91%; bột Felspat đạt 11.200 tấn, giảm 30,23%; nước máy thương phẩm đạt 625nghìn m3, giảm 3,98%,...
Ngoài ra, một số địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm trước giảm nhiều hoặc tăng thấp phần lớn do doanh nghiệp chưa có đơn hàng. Cụ thể, Quảng Nam giảm 47%; Hà Giang giảm 32%; Sóc Trăng giảm 31%; Vĩnh Long giảm 25,5%; Vĩnh Phúc giảm 19,6%; Tây Ninh giảm 16,7%; TP. Hồ Chí Minh giảm 15,6%; Đồng Nai giảm 14,4%; Nam Định giảm 12,2%; Hòa Bình tăng 0,4%.
Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện giảm: Hòa Bình giảm 27,5%; Đồng Nai giảm 14%; Quảng Nam giảm 13,5%; Tây Ninh giảm 7,9%.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/1/2023 giảm 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,2% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước không đổi và tăng 0,9%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 0,5% và tăng 0,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,1% và giảm 0,1%.
Nhịp sống kinh tế