Tính toán luôn là khởi đầu của sự nghèo nàn: Bài học đáng suy ngẫm về cuộc đời, liệu bạn có mắc phải không?
Những người khôn ngoan nhất luôn tỏ ra cởi mở, những người ít tài giỏi lại luôn thích quan tâm đến điều đúng sai nhỏ nhặt.
Tính toán là trở ngại lớn nhất cho sự thăng hoa của tính cách, là cơ chế tự vệ thụ động. Những người như vậy thường ích kỷ, sống buông thả, khép kín dẫn đến vòng luẩn quẩn của cuộc đời và ngày càng xấu đi.
Một người hạnh phúc không phải vì anh ta có nhiều hơn, mà chỉ vì anh ta ít quan tâm hơn. (Nguồn: Internet)
Một người may mắn lấy được một viên ngọc trai to và đẹp, nhưng anh ta lại không hài lòng vì có một vết nhỏ trên viên ngọc trai.
Anh ta nghĩ rằng nếu có thể loại bỏ được đốm nhỏ này, thì nhất định nó sẽ trở thành bảo vật quý giá nhất trên đời. Vì vậy, anh ta đã lấy con dao và tàn nhẫn cạo bỏ bề mặt của viên ngọc trai. Nhưng vết đốm vẫn còn đó, anh lại cắt một lớp khác. Vẫn còn đốm, anh lại tiếp tục cắt hết lớp này đến lớp khác, cho đến khi vết đốm hết, kết quả là gì? Viên ngọc trai không còn nữa.
Điều quan trọng nhất đối với chúng ta không phải là quan tâm đến thật và giả, được và mất, danh lợi, cao thấp, giàu nghèo, mà là làm sao để sống hạnh phúc và khám phá thi vị của cuộc đời.
Nếu tâm bất ổn thì than phiền ở khắp nơi, còn tâm hồn thoải mái thì luôn luôn là mùa xuân. Cho đi là cách giao tiếp tốt nhất, vì "cho" bao giờ cũng hạnh phúc hơn "nhận".
Một người đang khát trên sa mạc bỗng thấy một ngôi nhà nhỏ đổ nát. Bên cạnh có một cái máy hút nước và một cái bình nước, miệng bình được nút chặt bằng một cái nút bằng gỗ cùng một mẩu giấy ghi dòng chữ: "Đầu tiên đổ nước trong bình vào máy hút, sau đó hút nước, nhưng nhất định phải đổ đầy bình nước trước khi bạn đi".
Anh ta đứng trước một lựa chọn khó khăn: "Nếu đổ nước vào thiết bị hút mà không có nước chảy ra, chẳng phải đã lãng phí ấm nước cứu mạng này một cách vô ích sao? Ngược lại, nếu uống hết chỗ nước này, mình sẽ được cứu sống".
Anh nghĩ đi nghĩ lại, cân nhắc cẩn thận và cuối cùng quyết định làm theo những gì ghi chú bảo. Thật vui mừng, anh đã có được kết quả đúng với mong đợi của mình. Nước từ máy hút bắt đầu phun. Anh ấy đã uống vui vẻ!
Nghỉ ngơi một lúc, anh lại đổ đầy nước vào ấm, cắm nút và ghi thêm vào tờ giấy: "Tin tôi đi, những lời trên tờ giấy là sự thật. Bạn chỉ có thể dập tắt sự sống nếu không học cách tin tưởng. Hãy cho để nhận lại nhiều hơn."
"Tôi học cách cho đi không phải vì tôi có quá nhiều mà bởi tôi đã biết ý nghĩa và cảm giác của việc cho đi."
Ý nghĩa của cuộc sống không phải là nhận, không phải là lấy, mà là cho. Khuôn mặt trìu mến nhất và nụ cười dịu dàng nhất ẩn chứa sự trao tặng như ngọn lửa trại mang đến cho con người sự ấm áp.
Có một giai thoại thú vị như thế này:
Người nghèo hỏi nhà thông thái: "Tại sao tôi lại nghèo?"
Nhà thông thái trả lời: "Vì anh chưa học cách cho người khác."
Người nghèo nói: "Tôi, người không có gì, làm sao tôi có thể cho người khác được. ? "
Nhà thông thái nói: "Người không ra gì cũng có thể cho người khác bảy điều tốt!"
Thứ nhất: Nhan thí, hãy đối đãi người khác bằng nụ cười.
Thứ hai: Khẩu thí, nói những lời khen ngợi và an ủi.
Thứ ba: Tâm thí, trái tim rộng mở và tử tế với người khác.
Thứ tư: Đôi mắt nhìn người bằng lòng tốt.
Thứ năm: Thân thí, giúp đỡ người khác bằng hành động.
Thứ sáu: Tọa thí, nhường chỗ ngồi cho người khác.
Thứ bảy: Phòng thí, hãy có một trái tim yêu thương, bao dung với người xung quanh.
Sống ở trên đời, đừng có suy tính thiệt hơn nhiều quá, đừng hẹp hòi quá, cứ rộng rãi cho đi, có thể thu về những thứ thậm chí bản thân mình còn không bao giờ nghĩ tới. Cuộc sống hạnh phúc bởi sự cho đi, và hạnh phúc được trân trọng bởi sự sẻ chia.
Hạnh phúc cần được chia sẻ với người khác, nếu không trái tim sẽ giống như Biển Chết, nơi nước chỉ có thể chảy vào chứ không thể chảy ra, và cuối cùng sẽ là những khoảng lặng chết chóc.
Đạt được là một loại hài lòng, cho đi là một loại hạnh phúc. Chỉ bằng cách học cách cho đi, bạn mới có thể gặt hái được hạnh phúc, biết cách cho đi mới có thể nhận được nhiều hồi báo hơn.
Theo Aboluowang