Tính toán quá chỉ tổ thiệt thân, khôn ngoan quá chỉ khiến người tránh mình: Đừng tưởng lợi lộc mà rước họa vào thân!
Đôi khi, trí thông minh sẽ đánh lừa đôi mắt, khiến ta không thể nhận nhìn ra được đại cục, từ đó mà rước họa vào người.
- 20-03-2020Góc sống chậm: Những bài học cuộc sống cần ghi nhớ mà không trường lớp nào dạy bạn, biết sớm ngày nào hay ngày ấy
- 20-03-2020Chuyện tranh cử của Tổng thống và bài học cho dân văn phòng: Ngoài quyết tâm, đôi khi phải biết cúi đầu để gặt hái thành công
- 19-03-20206 chữ đơn giản nhưng "vạn năng", giúp người người tìm được lối thoát khi bế tắc: Ai cũng nên biết!
Có một dự án tiềm năng nọ thu hút được sự quan tâm của rất nhiều công ty khác nhau. Trong số những công ty muốn tham gia, có đến 5-6 đội có tư chất rất cao, kinh nghiệm phong phú, lại thêm nguồn lực dồi dào. Công ty còn lại không những nhỏ mà lại còn chẳng có điểm gì xuất sắc để làm ưu thế cạnh tranh. Thế nhưng cuối cùng công ty nhỏ này lại thành công, khiến ngay cả người chủ công ty cũng không tin nổi vai tai mình.
Khi được hỏi lý do, đối tác mới nửa đùa nửa thật nói: "Bởi vì nhìn anh không có mấy phần khôn khéo, lại chủ động nhượng bộ rất nhiều điều kiện cho chúng tôi, thêm vào đó còn giúp tăng thêm rất nhiều lợi nhuận, tôi thật sự không đành lòng cự tuyệt anh".
Có lẽ nhiều người không nhận ra rằng, những người được đánh giá là khôn ngoan thật ra lại mất mát rất nhiều.
***
Một cuộc khảo sát trên trang thương mại điện tử nổi tiếng cho thấy, tranh chấp hay xảy ra là do người mua tính toán chi li, dồn ép nhau tới cùng. Bọn họ không muốn để cho mình phải chịu bất kì thiệt thòi nào, ngay cả khi nó chẳng đáng gọi là thiệt thòi.
Có cô gái nọ khi tham gia một sự kiện trên mạng thì hệ thống gặp lỗi khiến cô ấy không thể sử dụng 30 phiếu giảm giá mà mình nhận được. Chưa kể, mức giảm giá của một số mặt hàng cũng không giống như trong thông báo. Cô ta liền ngồi tính toán tỉ mỉ, rồi yêu cầu bên chăm sóc khách hàng phải đền bù, tặng thêm sản phẩm bồi thường. Bên chăm sóc khách hàng đã nhiều lần hồi đáp rằng chỉ có thể bù khoản chênh lệch giá, không thể bồi thường nhiều hơn. Cô ấy không đồng ý, làm ầm lên trong thời gian dài: "Dựa vào cái gì mà khiến tôi bị thua thiệt 50 tệ?".
Ngày hôm đó, cô ấy có tài liệu phải làm, nhưng vì mải tranh cãi với bên chăm sóc khách hàng nên không thể hoàn thành công việc, bị ông chủ trách móc. Cô ta cáu giận rồi lại tiếp tục đi đôi co với bên kia.
Vì 50 tệ mà lãng phí bằng đấy thời gian, công sức, thậm chí phải trì hoãn công việc, làm vậy liệu có đáng không?
Điều này cũng giống như việc muốn dùng nguồn lao động giá rẻ để tiết kiệm, nhưng những lao động giá rẻ này lại không có năng lực. Để hoàn thành công việc lại cần nhiều lao động hơn, cuối cùng lại là tăng chi phí.
Vì những cái lợi nhỏ, tiêu phí gấp trăm lần.
***
Nói tất cả những điều này không phải là để khuyên bạn cam chịu cho người khác bắt nạt, cũng không phải khuyến khích bạn hi sinh. Thế nhưng, hãy nhớ một điều: Năng lượng của bạn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá
Trong một rạp chiếu phim nọ, ai nấy đều đang yên lặng chăm chú xem. Bỗng nhiên có hai người đàn ông ở ghế sau bắt đầu tranh cãi nảy lửa rồi động tay động chân, chỉ vì người này làm bắn nước lên người kia. Nạn nhân thuận miệng mắng một câu, kẻ kia cũng không cam chịu, thế là thành tranh cãi. Việc này không những khiến mọi người xung quan bị ảnh hưởng mà còn phá hủy tâm trạng hôm đó của hai người.
Chẳng có ai bẩm sinh đã cam lòng chịu yếu thế, chúng ta thường không sẵn sàng chịu thiệt thòi, luốn muốn phần lợi về mình. Đây cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng bao nhiêu trí lực đều tập trung vào việc tranh giành này, còn sức đâu mà làm những việc khác quan trọng hơn?
***
Lý Tiếu Lai có quan điểm rằng: Sức chú ý > Thời gian > Tiền tài.
Nhờ đó, ông không bị quấy nhiễu bởi những thứ không đáng, để dành tâm trí và sức lực cho những điều thực sự có giá trị và từ đó càng tạo ra nhiều năng lượng hơn.
Với những người thực sự ưu tú, nếu ta chú ý một chút, sẽ thấy rằng họ chẳng mấy khi để tâm tính toán chi li đến những việc nhỏ nhặt. Đó gọi là không tham cái lợi nhỏ mà đánh mất đi những thứ lớn lao.
Thực tế thì, những thứ nhỏ nhặt, có tính cũng không ra.
***
Trong bộ phim "Người trong giang hồ 3" có đoạn như thế này:
Bọn họ không sai, nhưng bọn họ quá hẹp hòi, chỉ biết đến lợi ích của mình.
Những người như vậy, dù giỏi đến đâu, cũng không thể hòa hợp và sẽ bị loại trừ.
***
Rõ ràng, những người quá hiểu biết thường khó có thể đưa ra những quyết định tối ưu.
Điều này có phải rất phi thường không?
"Kẻ địch lớn không ở trước mắt" và giải pháp tối ưu cũng không ở nơi quen thuộc.