MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tình trạng khó lấy vợ gả chồng ở Trung Quốc xuất phát từ thực tế vô cùng khốc liệt, liên quan mật thiết đến tiền bạc

14-10-2021 - 20:45 PM | Sống

Tình trạng khó lấy vợ gả chồng ở Trung Quốc xuất phát từ thực tế vô cùng khốc liệt, liên quan mật thiết đến tiền bạc

Chủ đề “khó chọn vợ cho thanh niên nông thôn” gần đây liên tục gây chú ý trong xã hội Trung Quốc.

Theo yêu cầu của Cục Thống kê Quốc gia, các địa phương đã tiến hành khảo sát về khả năng kết hôn của thanh niên nông thôn. Mục đích của cuộc khảo sát này là để "tìm hiểu thực trạng hôn nhân của người trẻ tuổi”. 

Tỉnh Chiết Giang cho biết "kết quả thu được chỉ ra những khó khăn trong việc chọn vợ/chồng, quan hệ với gia đình hai bên và chi phí kết hôn của thanh niên nông thôn".

Phóng viên cho biết Cục Thống kê thành phố Lan Khê, một thành phố thuộc Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã đưa ra bản báo cáo vào tháng 7 năm nay. Khảo sát bằng bảng hỏi đã thu thập thông tin về những khó khăn, trở ngại của thanh niên, quan hệ hôn nhân, chi phí kết hôn và các thông tin liên quan khác.

Theo số liệu khảo sát, từ năm 2010 đến năm 2020, số lượng các cuộc hôn nhân ở Lan Khê có xu hướng tăng trưởng giai đoạn đầu và giảm dần ở giai đoạn sau. Con số đạt đỉnh điểm là 5628 vào năm 2015, và sau đó sụt giảm liên tục trong năm năm liên tiếp. 

Tỷ lệ kết hôn trên toàn Trung Quốc từ năm 2015 đến năm 2019 cũng có xu hướng giảm từ 9 ‰ xuống còn 6,6 ‰. Tuy nhiên điều đáng ngịa là tỷ lệ kết hôn ở Lan Khê còn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước.

1. Tỷ lệ kết hôn tại Trung Quốc đang ở ngưỡng đáng lo ngại 

Quan niệm về tình yêu và hôn nhân đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn bạn đời và quyết định tương lai của cuộc hôn nhân. Vì vậy, quan niệm đúng đắn không chỉ góp phần thúc đẩy hạnh phúc gia đình mà còn góp phần tạo nên sự hòa hợp và phát triển của xã hội. 

Theo báo cáo, thanh niên nông thôn ở thành phố Lan Khê chủ yếu biết đến bạn đời lần lượt là qua công việc và cuộc sống hằng ngày (48,28%), do mọi người giới thiệu (37,93%), internet (6,9%) và sự sắp xếp của cha mẹ (3,45%). Kết quả này cho thấy ở nông thôn giới trẻ có ít kênh để làm quen và hẹn hò.

Thống kê ở ngôi làng nhỏ thuộc thành phố Lan Khê cho thấy tiêu chí lựa chọn bạn đời chủ yếu dựa trên tính cách và cảm xúc. Vấn đề được quan tâm tiếp theo là sự hài lòng của gia đình, học vấn và nghề nghiệp. 

Tình trạng khó lấy vợ gả chồng ở Trung Quốc xuất phát từ thực tế vô cùng khốc liệt, liên quan mật thiết đến tiền bạc - Ảnh 1.

Thanh niên Trung Quốc hiện không thích kết hôn (Ảnh: Internet)

 Kết quả này chỉ ra rằng thanh niên nông thôn ngày nay không còn đặt tiêu chí về “điều kiện gia đình”, “trình độ học vấn” và “nghề nghiệp” lên hàng đầu khi chọn vợ/chồng. Thay vào đó, họ tập trung vào các yếu tố cá nhân như “tính cách”.

Thống kê còn cho thấy hầu hết thanh niên nông thôn vẫn thích lấy vợ/chồng tại địa phương hơn là ở xa. Có thể thấy, giới trẻ ngày nay vẫn chưa thật sự sẵn sàng cho việc kết hôn với một gia đình ở cách xa địa lý.

2. Nguyên nhân khiến thanh niên lười kết hôn

Lý do khiến nhiều người lựa chọn độc thân chủ yếu là do có ba nguyên nhân chính: Chưa có thu nhập ổn định, tiêu chuẩn cao trong việc lựa chọn bạn đời và năng lực cá nhân còn chưa cao.

Kết quả tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ 7 ở Trung Quốc cho thấy, dân số nam là 723,34 triệu người, chiếm 51,24%. Trong khi đó dân số nữ là 688,44 triệu người, chiếm 48,76%. Trong số đó, có 17,52 triệu nam giới trong độ tuổi kết hôn trong khi số lượng nữ thấp hơn nhiều. Tỷ số giới tính tại quốc gia này là 108,9.

Nhiều nơi thậm chí còn có hiện tượng "trai phải xếp hàng, hẹn gái kén rể". Nhiều cô gái cũng dần thích nghi với nhịp sống và môi trường đô thị khiến các chàng trai ở nông thôn dần bị "lép vế".

Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhấn mạnh, khoản tiền cần cho việc kết hôn là nguyên nhân chính cho nhiều thanh niên vẫn chưa thể lập gia đình. Người đàn ông cần lo liệu rất nhiều loại chi phí cho đám cưới. 

Tình trạng khó lấy vợ gả chồng ở Trung Quốc xuất phát từ thực tế vô cùng khốc liệt, liên quan mật thiết đến tiền bạc - Ảnh 2.

Chi phí cho một hôn lễ là không hề nhỏ (Ảnh: The Catholic Register)

 Một số khoản chi cho đám cưới có thể kể đến như mua nhà riêng, của hồi môn, tiệc cưới, mua xe hơi gia đình, đồ trang sức bằng vàng... 

Theo khảo sát về tổng chi phí kết hôn, thống kê cho thấy mức thấp nhất là 10.000 nhân dân tệ, và cao nhất là 1,8 triệu nhân dân tệ. Chi phí trung bình là 226.500 nhân dân tệ - cao hơn nhiều (gấp khoảng 10 lần) so với mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông Lan Khê vào năm 2020.

Để giải quyết vấn đề này, Ủy ban Xây dựng Văn minh Thành phố Lanxi đã ban hành "Đề xuất về việc thay đổi phong tục". Mục đích chính là để thay đổi một số phong tục và tập quán, đề cao các nguyên tắc “tinh giản, tiết kiệm". 

Cùng với đó, chính quyền Trung Quốc cũng khuyến khích tổ chức hôn lễ đơn giản; ủng hộ các mô hình đám cưới mới như đám cưới tập thể và đám cưới du lịch, phản đối việc đòi hỏi lễ vật đắt tiền và tổ chức tiệc tùng phô trương. 

Nguồn: China News, QQ

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên