Tình trạng tồi tệ của chứng khoán Trung Quốc đang cho thấy những dấu hiệu đáng báo động đối với nền kinh tế
Tiêu dùng trong nước thường là "tấm chắn bảo vệ" cho các nhà đầu tư chứng khoán, nhưng hiện tại Trung Quốc đang chứng kiến mức độ tiêu thụ giảm sút đáng kể, cùng tình trạng giảm điểm của các cổ phiếu ngành tiêu dùng.
- 02-11-2018Tổng thống Trump: Tôi vừa có cuộc trao đổi về thương mại "dài và rất tốt" với ông Tập
- 02-11-2018Ngày Độc thân là gì và vì sao nó lại là sự kiện mua sắm lớn nhất trong lịch sử nhân loại?
- 01-11-2018Nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc chuẩn bị tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế
Khi các nhà xuất khẩu cảm nhận được "sức nóng" của cuộc chiến thương mại, thì lượng tiêu thụ nội địa rất mạnh của Trung Quốc lại là một "tấm chắn bảo vệ" cho các nhà đầu tư chứng khoán.
Tuy nhiên, "tấm chắn" này hiện tại lại không hiệu quả. Một sự việc thu hút sự chú ý của những nhà đầu tư trong vài tuần gần đây đó là "mức tiêu thụ giảm sút" ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Với số liệu chính thức chỉ ra rằng tăng trưởng doanh số bán lẻ chậm, nhà đầu tư thận trọng hơn khi nhà sản xuất rượu lớn nhất Trung Quốc, Kweichow Moutai, công bố bản báo cáo lợi nhuận yếu nhất trong vòng gần 3 năm.
Chỉ riêng Moutai đã mất 212 tỷ NDT (khoảng 30 tỷ USD) vốn hoá trong 6 tháng qua. Và cổ phiếu của công ty này đã chứng kiến mức giảm tồi tệ bởi các sản phẩm tự định có doanh số ít hơn. Chỉ số tiêu dùng Shenzen CSI 300 đã giảm 22% trong tháng 10, là tháng tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Cổ phiếu ngành tiêu dùng hiện là "kẻ thua cuộc tệ hại" của thị trường chứng khoán Trung Quốc
Các nhà phân tích đã chỉ ra những nguyên nhân:
· Giá bất động sản và nhà cho thuê tăng cao khiến việc chi trả cho những sản phẩm khác cũng leo thang.
· Sự sụp đổ của các nền tảng cho vay P2P đã ảnh hưởng nặng nề tới cả năng tài chính của nhiều cá nhân
· Tâm lý người tiêu dùng bị lung lay do tin tức tiêu cực về quan hệ thương mại với Mỹ.
Và hành vi tiêu dùng trở nên rắc rối hơn, bởi người mua tìm đến những mặt hàng, dịch vụ với mức giá hời ngày càng nhiều.
Dai Ming, một nhà quản lý quỹ của Hengsheng Asset Management tại Thượng Hải, nói rằng báo cáo thu nhập của Moutai, hãng sản xuất rượu baijiu được coi một món quà xa xỉ, là "bằng chứng cụ thể về tốc độ tăng trưởng tiêu thụ của Trung Quốc đang chậm lại". "Phép thử" chính tiếp theo sẽ là Ngày lễ Độc thân (11/11), một đợt mua sắm với giá ưu đãi lớn được Alibaba phổ biến, và mức độ chi tiêu trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán.
Các nhà phân tích của Bloomberg Intelligence vẫn giữ quan điểm thận trọng về mức chi tiêu trong Ngày Lễ Độc thân, lưu ý rằng doanh số bán hàng trực tuyến của Trung Quốc có mức thấp trong tháng 10 vừa rồi.
Tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại với tốc độ một con số
Không chỉ có các nhà đầu tư lo lắng về người tiêu dùng Trung Quốc. Giới chức nước này đang thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh chi tiêu. Ngoài ra, những căng thẳng thương mại còn khiến các thước đo sản xuất báo động mức thấp nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng năm 2015-2016 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tốc độ tăng trưởng chậm của doanh số bán ôtô cũng là một trong những nguyên nhân chính cho sự giảm tốc của doanh số bán lẻ trong năm nay và Bộ Tài chính Trung Quốc đang đề xuất giảm một nửa thuế ôtô xuống còn 5%, theo Bloomberg. Việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân cũng đang được cân nhắc.
Cổ phiếu ngành tiêu dùng của Trung Quốc đã bị "thổi bay" 302 nghìn tỷ USD giá trị vốn hoá vào hôm thứ Năm từ ngày 12 tháng 6, trong khi đó các lĩnh vực tự định và nguyên vật liệu thuộc chỉ số CSI 300 đều đạt mức cao trong thời gian gần đây, theo dữ liệu của Bloomberg. Cổ phiếu của cả hai nhóm này đều tăng điểm vào phiên giao dịch ngày thứ Sáu, và tương tự như các ngành thuộc chỉ số CSI 300. Diễn biến khả quan này diễn ra sau khi thông tin về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu nội các soạn thảo một thoả thuận thương mại với Trung Quốc được đưa ra.
Dù những thông tin đầy tiềm năng về thoả thuận thương mại được lan rộng, nhưng một số ý kiến vẫn cho rằng tình hình tiêu dùng của Trung Quốc vẫn trong tình trạng hỗn loạn.
Jinghua Lin, một nhà phân tích đến từ Capital Securities, cho biết: "Mọi người chưa từng có quan điểm tiêu cực đến thế này, tâm lý người tiêu dùng không vững chắc và họ không dám tiêu tiền. Chúng ta có thể sẽ phải chờ đến thời điểm kết thúc đợt bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 và cuộc họp G-20" thì mới thấy được những thay đổi về tâm lý. Ông còn đề cập đến cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ diễn ra vào tuần tới, cùng cuộc họp tiếp theo giữa hai nhà lãnh đạo, ông Trump và ông Tập.