MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tinh vi các thủ đoạn giả danh để lừa đảo

27-09-2023 - 15:24 PM | Kinh tế số

Giả danh để lừa đảo là chiêu thức không mới nhưng ngày càng được nâng cấp với nhiều thủ đoạn tinh vi thậm chí là tạo nên những kịch bản hoàn hảo.

Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hàng nghìn người

Thời gian qua, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều thủ đoạn khác nhau. Một trong số những cách phổ biến nhất mà tội phạm lừa đảo sử dụng để dễ tiếp cận nạn nhân, thậm chí là còn khiến nạn nhân tự tìm đến mình. Đó là lập các tài khoản mạng xã hội giả mạo. Nhưng nâng cấp hơn so với ngày trước, các đối tượng giờ sẽ đóng nhiều vai, lên kịch bản chi tiết để dần dần dẫn dụ nạn nhân.

Bằng cách giả danh các vị trí nhân viên ở trong ngân hàng, nhắm đến nạn nhân là những người có nhu cầu vay tiền, một nhóm đối tượng đã lừa được hàng ngàn người. Người ít thì mất vài chục triệu đồng, người nhiều thì cả trăm triệu đồng. Tổng số tiền bị chiếm đoạt đã vào khoảng 30 tỉ đồng.

Tinh vi các thủ đoạn giả danh để lừa đảo - Ảnh 1.

Cuộc điện thoại nhiều người đã nghe khi kết nối với những số điện thoại trên mạng xã hội sẽ dẫn tới các tài khoản zalo, facebook với thông tin, hình ảnh của những nhân viên của ngân hàng, hỗ trợ người dân vay tiền nhanh chóng chỉ 20 phút. Từ số tiền vay ban đầu là 20 triệu, các đối tượng nói có thể vay với số tiền 150 triệu nhưng cần đóng phí hồ sơ, sau đó là phí bảo hiểm, phí giải ngân… Sau mỗi lần người dân chuyển tiền, đối tượng lại đưa ra một lý do cần nộp thêm tiền.

Các đối tượng đều sử dụng chung một cách thức: mua các sim số điện thoại, mở tài khoản zalo, mua các tài khoản Facebook ảo, chạy quảng cáo, đăng bài trên các hội nhóm vay tiền trên mạng xã hội và chờ nạn nhân sập bẫy. Các đối tượng chuẩn bị sẵn các mẫu hợp đồng tín dụng của ngân hàng gửi cho người dân khiến nạn nhân tin khoản vay của mình đã được phê duyệt.

Tinh vi các thủ đoạn giả danh để lừa đảo - Ảnh 2.

Tinh vi các thủ đoạn giả danh để lừa đảo - Ảnh 3.

Tinh vi các thủ đoạn giả danh để lừa đảo - Ảnh 4.

Tinh vi các thủ đoạn giả danh để lừa đảo - Ảnh 5.

Tinh vi các thủ đoạn giả danh để lừa đảo - Ảnh 6.

32 đối tượng lừa đảo bị bắt giữ đều dưới 25 tuổi. Các đối tượng đóng nhiều vai - giám đốc, nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng, nhân viên thẩm định hồ sơ… với những kịch bản có sẵn để người dân chuyển tiền nhiều lần với số lượng lớn.

Đã có rất nhiều cảnh báo thời gian qua về những sự việc tương tự. Người dân khi có nhu cầu vay vốn nên liên hệ trực tiếp tới các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục theo đúng quy định; tuyệt đối không chuyển tiền vào tài khoản cá nhân theo hướng dẫn của tư vấn viên hoặc của thông tin trên trang mạng xã hội mà chưa được kiểm chứng.

Tiếp diễn nạn mạo danh cơ quan thuế

Một điểm yếu của các nạn nhân trong câu chuyện kể trên chính là việc thích "đi lối tắt", thích vay nhanh, vay nóng, vay nhiều ưu đãi. Muốn vay tiền nhưng cuối cùng lại mất tiền. Nhiều người giờ cũng đã khá cảnh giác với các chiêu lừa đảo sử dụng tài khoản mạng xã hội. Nhưng tội phạm cũng không tìm ra các thủ đoạn mới cao cấp hơn như sử dụng công nghệ để chiếm đoạt quyền kiểm soát điện thoại thông minh.

Nhiều hộ kinh doanh tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu mới đây đã nhận được cuộc gọi tự xưng là Chi cục thuế của huyện, hướng dẫn tải ứng dụng thuế trực tuyến.

Tinh vi các thủ đoạn giả danh để lừa đảo - Ảnh 7.

Tinh vi các thủ đoạn giả danh để lừa đảo - Ảnh 8.

Theo Tổng cục Thuế, hiện có 4 dạng lừa đảo mạo danh phổ biến. "Thứ nhất là giả mạo cán bộ thuế để gọi điện thoại, mời chào mua tài liệu, tải ứng dụng… thậm chí là các đối tượng còn dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo như là deepfake, deep voice để tạo ra các video giả mạo cán bộ thuế, người thân, bạn bè để lừa đảo. Thứ hai là tạo ra trang web giống cơ quan thuế, người dùng khai báo thông tin trên trang web giả thì bị đánh cắp thông tin. Thứ ba là dùng giả mạo SMS brand name Tổng cục Thuế để phát tán tin nhắn giả. Và thứ tư là giả mạo cả cơ quan công an, kiểm sát, tòa án để hăm dọa nhằm chiếm đoạt tiền của người nộp thuế…" - ông Lưu Nguyên Trí, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Tổng cục Thuế, cho biết.

Cơ quan thuế cũng khuyến cáo tới doanh nghiệp và người dân không nhận các bưu phẩm tài liệu luật thuế mà phải trả tiền; chỉ tiếp nhận thông tin từ trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan thuế sử dụng giao thức "https" và tên miền quốc gia Việt Nam ".vn". Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người nộp thuế cần lưu lại bằng chứng và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời.

Giả danh để lừa đảo chạy việc, chạy dự án, chạy án

Khả năng tốt nhất của các đối tượng lừa đảo sử dụng thủ đoạn giả danh đó là chúng nắm bắt tâm lý của nạn nhân cực tốt. Vậy nên cũng đừng vội trách các nạn nhân là nhẹ dạ, cả tin khi chúng ta chưa thực sự ở trong hoàn cảnh của họ.

Câu chuyện sau đây là một minh chứng rõ cho điều đó. Khi đối tượng nạn nhân bị nhắm đến là những người vốn có điều khuất tất cần giải quyết theo cách "không chính thống" nên buộc lòng phải tin tưởng vào một cơ may nào đó từ người lạ mặt.

Một nhóm đối tượng lừa đảo mới đây đã mạo danh là cán bộ Ban Nội chính Trung ương, cán bộ trong quân đội... để giăng bẫy một số người có nhu cầu chạy việc, chạy dự án, thậm chí cả chạy án. Một nạn nhân cho biết chị đã chuyển cho đối tượng gần 4 tỉ đồng trong nhiều lần. Đối tượng liên tục hứa sẽ dùng số tiền này để xin giảm án tù cho một người thân của chị. Nạn nhân đã tin theo vì đối tượng thường xuyên giới thiệu mình có quen biết với nhiều cơ quan, cán bộ cấp Trung ương có thể nhờ được.

Một nạn nhân khác đã chuyển cho đối tượng hơn 6 tỉ đồng để chạy một dự án tại khu dân cư phía Đông Nam tỉnh Bắc Giang nhưng thực tế dự án này mới chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu.

Tinh vi các thủ đoạn giả danh để lừa đảo - Ảnh 9.

Đối tượng lừa đảo này đã bị bắt và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Theo thông tin từ công an, đối tượng đã tạo ra một vỏ bọc hoàn hảo để tiếp cận người dân - những người có nhu cầu. Những người dân tìm đến cũng là những người nhờ vả những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Theo điều tra ban đầu, đối tượng chính của đường dây này học hết lớp 12, sau đó đi nghĩa vụ quân sự hơn 1 năm. Trở về địa phương, đối tượng đặt mua những bộ quân phục trong quân đội, gắn quân hàm Thiếu tá giả, thành lập một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Tinh vi các thủ đoạn giả danh để lừa đảo - Ảnh 10.

Tinh vi các thủ đoạn giả danh để lừa đảo - Ảnh 11.

Kết quả điều tra ban đầu của công an tỉnh Bắc Giang xác định, từ năm 2020 đến nay, đối tượng giả danh cán bộ thuộc đơn vị Tổng cục của Bộ Quốc phòng và Thanh tra Bộ Quốc phòng rồi giới thiệu mình được chuyển sang làm Phó Vụ trưởng Ban Nội chính Trung ương, đồng thời giả danh Phó Giám đốc một công ty để lừa đảo chiếm đoạt tiền của một số công ty, cá nhân. Một số đối tượng còn lại nhận có mối quan hệ với cán bộ cấp cao của Bộ Tài chính.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phát hiện, thu giữ nhiều tang vật, trong đó có một số dấu tròn của các công ty, doanh nghiệp, dấu chức danh các loại, biển xanh xe ô tô, giấy chứng nhận Quân đội nhân dân cũng được xác định là giả.

Theo Nguyễn Ngân, Bạch Dương, Lan Anh, Quốc Lê

vtv.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên