MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Toạ đàm trực tuyến "Theo dõi và điều trị F0 tại nhà: Để an toàn và không mắc sai lầm" với sự tham gia của BS Bùi Nghĩa Thịnh - Phòng khám Gia đình TP HCM.

27-02-2022 - 15:52 PM | Sống

Toạ đàm trực tuyến "Theo dõi và điều trị F0 tại nhà: Để an toàn và không mắc sai lầm" với sự tham gia của BS Bùi Nghĩa Thịnh - Phòng khám Gia đình TP HCM.

Toạ đàm trực tuyến "Theo dõi và điều trị F0 tại nhà: Để an toàn và không mắc sai lầm" với sự tham gia của BS Bùi Nghĩa Thịnh - Phòng khám Gia đình TP HCM.

Trong một tuần qua, số lượng F0 tăng "đột biến" trên cả nước. Mỗi ngày có khoảng vài chục nghìn ca F0 và ngày sau lại cao hơn ngày trước. Nếu như ngày 22/2, cả nước có 55.879 ca mắc mới thì 4 ngày sau, ngày 26/2, con số ca mắc mới đã là 77.982 ca.

Theo số liệu thống kê, cả nước hiện nay có 745.997 F0 đang theo dõi và điều trị trên toàn quốc. Do chính sách của các địa phương, phần lớn trong số đó được theo dõi và điều trị tại nhà.

Toạ đàm trực tuyến "Theo dõi và điều trị F0 tại nhà: Để an toàn và không mắc sai lầm" với sự tham gia của khách mời - BS Bùi Nghĩa Thịnh - Phòng khám Gia đình TP HCM mong muốn cung cấp những thông tin thiết thực để F0 theo dõi điều trị tại nhà được hiệu quả, an toàn, tránh những sai lầm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng.

Mời quý vị xem tại đây:

Một số nội dung chính trong chương trình

Hỏi: Bỗng dưng một ngày trở thành F0, nhiều người cảm thấy rất bối rối. Thông thường, khi lên mạng xã hội để hỏi cần làm gì trong hoàn cảnh này, F0 sẽ nhận được 1 list danh sách dài dằng dặc những việc cần làm như mua thuốc gì, xông lá gì, phải ăn gì, không được ăn gì, có được tắm không… đa phần những lời khuyên trong đó không có cơ sở khoa học.

Vậy xin BS cho biết: Khi có kết quả test nhanh hoặc test PCR dương tính với SARS-CoV-2, F0 cần làm gì?

Đáp: Bác sĩ Thịnh cho hay khi F0 liên hệ với bác sĩ thì thường rất hoảng loạn. Tuy nhiên việc quan trọng tiếp theo phải bình tĩnh lại. 99% người tự khỏi không cần dùng thuốc với nhóm đã tiêm vắc xin.

Những thứ cần chuẩn bị khi điều trị tại nhà là máy đo SPO2, nhiệt kế, máy đo huyết áp. Trong đó, máy SPO2 là máy đo nồng độ bão hoà oxy trong máu rất quan trọng. Virus SARS-CoV-2 gây ra giảm oxy máu âm thầm, cảm giác không có vấn đề gì, khi lượng oxy máu cạn và người dân gục xuống. Do vậy, không thể dựa vào cảm giác để biết tình trạng thiếu oxy máu.

Việc thứ 2, F0 cần ghi lại toàn bộ thông tin ngày khởi phát (ngày đầu có triệu chứng đau người, hơi mệt mỏi, khô rát họng… Đó chính là ngày khởi phát bệnh không phải là ngày xét nghiệm dương tính.

Hỏi: Trên mạng xã hội người ta mách nhau những đơn thuốc dài dằng dặc dành cho F0, có gia đình hết cả chục triệu tiền mua thuốc. Điều đó có cần thiết không BS? Xin BS cho biết, những loại thuốc nào thực sự cần thiết mà F0 cần chuẩn bị?

Đáp: Có 2 nhóm thuốc cần dùng khi điều trị Covid-19 tại nhà.

Nhóm thứ nhất điều trị cảm cúm thông thường: paracetamol là thuốc hạ sốt giảm đau, nhóm thuốc histamin giúp giảm các triệu chứng khó chịu về mũi.

Theo nghiên cứu từ thời đầu dịch, 50% trường hợp nhiễm virus không hề có triệu chứng. Các trường hợp này không gọi là bệnh mà gọi là nhiễm virus. 40% có triệu chứng hắt hơi (triệu chứng cúm) lúc này mới được gọi là mắc bệnh. Tuy nhiên, các bệnh nhân có triệu chứng cúm mùa đa phần diễn biến tự khỏi sau 7-10 ngày. Chỉ có 1% (đã tiêm vắc xin) và 10% ở nhóm chưa tiêm vắc xin đi vào pha 2 miễn dịch phản ứng thái quá gây ra triệu chứng viêm, gây ra cơn bão cytokine, chỉ nhóm này sẽ trở nặng .

Nhóm thứ 2 là nhóm thuốc ức chế miễn dịch để điều trị các phản ứng khi bệnh nhân đi vào pha 2.

Nhóm thuốc 3 là thuốc kháng virus ở giai đoạn đầu.

Trong đó nhóm thuốc 1 thường có trong tủ thuốc gia đình. Không nên uống cam, uống sả quá nhiều. Nhiều trường uống sả dẫn tới viêm dạ dày.

Các nhóm thuốc ức chế miễn dịch chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Việc dùng không đúng cách sẽ rất nguy hiểm.

Đối với Covid-19 không phải uống thuốc sớm mà uống đúng thời điểm mới có tác dụng.

Hỏi: Khi mắc Covid-19, làm sao để biết liệu mình có nguy cơ tăng nặng không, thưa BS?

Đáp: Covid-19 có quá trình diễn biến bệnh. Ở đây chúng tôi sẽ phân tầng nguy cơ. Nhóm tiêm đủ 2 mũi vắc xin, nguy cơ nhiễm giảm 6,1% ở trong cộng đồng với chủng Delta, giảm tử vong 11,3 lần. Nhóm tiêm vắc xin nguy cơ thấp hơn rất nhiều. Ví dụ Hà Nội số ca mắc tăng tới trên 10.000 ca/ ngày nhưng số ca chuyển nặng rất ít đó là nhờ vào vắc xin, khác hẳn tại TP.HCM trong cùng đợt dịch.

Nhóm đã tiêm vắc xin có nguy cơ cao chuyển nặng: đái tháo đường, người béo phì, đang điều trị bệnh nền chưa ổn định.

Nhóm chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sẽ có nhiều đối tượng nguy nhiều hơn. Ví dụ như người cao tuổi trên 60 tuổi; Nhóm bệnh lý nền (ung thư, béo phì, tiểu đường, HIV, suy giảm miễn dịch…); Nhóm phụ nữ mang thai khi mắc trở nặng cao hơn rất nhiều so với phụ nữ không có thai.

Hiện nay, tại Hà Nội số ca quá lớn thì chỉ bệnh nặng mới đi bệnh viện.

Hỏi: Hiện nay còn có hiện tượng nhiều F0 lo ngại mình sẽ bị tăng nặng mà không kịp đến bệnh viện, không có oxy để thở, nên dự trữ sẵn bình oxy, thậm chí tìm cách làm cho chỉ số SpO2 xuống thấp để xin hỗ trợ bình oxy.

Việc chuẩn bị sẵn bình oxy, máy tạo oxy trong nhà có cần thiết không, thưa BS?

Đáp: Thứ nhất, oxy là dưỡng khí (chất khí dinh dưỡng), trong y tế nó là thuốc. Do vậy dùng oxy quá đà cũng nguy hiểm. Người lạm dụng oxy dễ bị xơ phổi, là biến chứng nguy hiểm hậu covid-19. Sử dụng oxy tại nhà nguy cơ nhất là nguy cơ nổ.

"Tôi khẳng định oxy là cần thiết trong điều trị Vovid-19, nhưng ưu tiên hàng đầu khi bệnh nhân giảm oxy là liên hệ với bệnh viện; Thứ 2 liên hệ với bác sĩ để dùng thuốc theo đơn bác sĩ và tiếp sau đó với dùng oxy nếu tiếp tục nồng oxy trong máy tiếp giảm", bác sĩ Thịnh nói.

Oxy bản chất là cung cấp dưỡng khí để không tiến triển xấu thêm do thiếu oxy, nhưng thực tế bệnh vẫn đang diễn biến viêm như vậy rất nguy hiểm. Oxy chỉ là biện pháp cuối mua thời gian để chờ đời sự hỗ trợ và thuốc chống viêm, chống đông điều trị có tác dụng.

Hỏi: Có nhiều loại thuốc ức chế virus được cho rằng nên uống ngay khi vừa dương tính. Trên thị trường có thuốc xanh, thuốc đỏ của Nga, thuốc Trung Quốc… Rất nhiều người dân tốn tiền triệu để mua các loại thuốc này với mong muốn uống vào bệnh sẽ nhẹ.

Thưa BS, xin BS cho biết, Có nên uống các loại thuốc xanh thuốc đỏ của Nga, thuốc của Trung Quốc để điều trị Covid không?

Đáp: Các loại thuốc được sử dụng phải là thuốc do Bộ Y tế công nhận. Hiện nay, Bộ Y tế chỉ công nhận 3 loại thuốc để kháng virus. Nếu các loại thuốc xanh, đỏ, thuốc Trung Quốc nếu nằm trong 1 trong 3 thuốc có biệt dược được Bộ Y tế công nhận thì có thể dùng được. Chỉ dùng thuốc khi biết có nguồn gốc và được Bộ Y tế công nhận.

Hỏi: Thuốc Molnupiravir được Bộ Y tế cấp phép hiện đã được bán rộng rãi trên thị trường. Thuốc này cứ dương tính là uống được hay cần có chỉ định của BS? Có phải ai cũng nên uống loại thuốc này để điều trị Covid-19 không?

Đáp: Thuốc Molnupiravir mới nghiên cứu trong 2 năm cho nên không biết được 10 năm sau tác ra sao. Thuốc này là thuốc gây biến đổi gen của virus do vậy không biết được nguy cơ khi dùng thuốc về sau sẽ ra sao. Loại thuốc này bác sĩ chỉ dùng cho nhóm lớn tuổi, người béo phì do có nguy cơ chuyển nặng cao.

Một nghiên cứu khi dùng thuốc thuốc Molnupiravir trên chuột thì có kết quả 1 con chuột đã bị biến đổi gen đã bị ung thư. Do vậy cần cân nhắc khi dùng thuốc Molnupiravir.

Theo PV

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên