"Tòa nhà giấy" sừng sững giữa đô thị phồn hoa: Không nhà bếp, thiếu nhà vệ sinh, có người phải chui qua "lỗ hổng" vào nhà
"Tòa nhà giấy" cao bốn tầng nằm cạnh khu dân cư Vô Tích, quận Hoàng Phố, với hơn 40 hộ gia đình sinh sống, xây dựng từ những năm 1930.
- 22-04-2023Trung Quốc đánh sập 19 tòa nhà trong 10 giây: Ai cũng nghĩ hoàn toàn do thuốc nổ nhưng đây mới thực sự là thứ khiến tất cả đổ sập
- 13-04-2023Những tòa nhà văn phòng trống trơn vì không ai thuê và mối nguy mới trị giá 20.000 tỷ USD đe dọa các ngân hàng Mỹ
- 10-04-2023Thế giới sửng sốt trước tòa nhà 10 tầng Trung Quốc xây vỏn vẹn trong… 28 giờ: Vén màn công nghệ làm nên kỳ tích
Đằng sau Phố đi bộ Nam Kinh nhộn nhịp, có một "tòa nhà giấy" nằm ở điểm giao giữa ngõ Thạch Đàm và đường Ninh Ba, Thượng Hải, Trung Quốc.
Nếu nhìn từ phía đầu ngõ Thạch Đàm, tòa nhà như một tờ giấy dựng đứng trên đường phố, rất ấn tượng, phần mỏng nhất được cho chỉ dày 20 cm. Tuy nhiên, khi nhìn phía mặt tiền trên đường Ninh Ba, đây là một tòa nhà hoàn toàn bình thường như những tòa nhà khác.
"Tòa nhà giấy" cao bốn tầng nằm cạnh khu dân cư Vô Tích, quận Hoàng Phố, với hơn 40 hộ gia đình sinh sống, xây dựng từ những năm 1930.
Theo Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc), mục đích xây mỏng là tận dụng triệt để không gian trong điều kiện đất đai hạn chế, và “phần mỏng” chỉ là phần nhỏ của công trình.
Thực tế, những tòa nhà cũ tương tự không phải là hiếm ở Thượng Hải nhưng bây giờ hầu như người ta không còn thiết kế các tòa nhà theo cách này.
"Tòa nhà giấy" nhìn từ bên ngoài
Đóng cửa vào là một thế giới riêng
Phần "mỏng như tờ giấy" của tòa nhà chín là căn hộ của nhà bà Trịnh.
Đây là một căn phòng rộng hơn 20m2, một nửa không gian được ngăn ra làm gác xép để làm phòng ngủ đủ cho ba người. Các đồ nội thất khác như ghế sofa, tủ TV, tủ lạnh được đặt dọc theo thiết kế các bức tường, tạo thành phòng khách và phòng ăn.
Một cánh cửa được lắp đặt ở "góc nhọn", mở ra một không gian hình tam giác, nơi thường được dùng làm kho chứa đồ và cầu thang lên gác xép.
Một điểm đặc biệt khác của căn hộ là có ba ban công trên một bức tường. Vào những năm 1980, đơn vị giao căn nhà này cho gia đình bà Trịnh. Lần đầu tiên đến xem, bà không thích lắm, cảm thấy căn hộ hơi kỳ quái nhưng lại bị ba ban công thu hút.
"Lần đầu tiên bước vào, tôi đã bị sốc: Đây là căm nhà kỳ lạ gì vậy? Căn nhà chỉ có một gian, không có phòng tắm, không có nhà bếp", bà Trịnh hồi tưởng. "Không, không , tôi không muốn nó. Công việc của tôi liên quan đến tàu bè, làm sao ngôi nhà này giống cabin vậy. Tôi đang làm việc trên thuyền mà về nhà lại có cảm giác như đang ở trên thuyền vậy".
Nhưng bà lại khá thích ba ban công. Ban công tràn ngập ánh sáng. Người đồng nghiệp đi xem nhà cùng đã thuyết phục nên bà "rinh" luôn căn hộ này bởi biết thu dọn gọn gàng, sử dụng không gian hợp lý thì cũng không tồi.
Vì thế, bà miễn cưỡng nhận nhà, không ngờ bà đã sống trong đó gần 40 năm sống, từ khi còn là một nàng dâu trẻ đến nay đã trở thành bà ngoại của hai đứa cháu.
Thời gian qua, bà đã dành rất nhiều nỗ lực để cải tạo và duy trì căn hộ này.
Bà đã tận dụng tối đa ba ban công, một ban công thiết kế thành nhà tắm, một ban công trở thành kho chứa đồ và ban công còn lại được trang bị bồn rửa và máy giặt để giặt giũ rửa rau. Phần mỏng nhất - cũng là bức tường dày 20cm chính là kho chứa đồ.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của tòa nhà này là không có nhà bếp bởi vì tòa nhà này được thiết kế theo tòa nhà văn phòng.
Mọi người thường nấu ăn ở hành lang công cộng. Nhưng do không lắp máy hút khói nên vào giờ cao điểm đun nấu, hơn 40 hộ dân cùng thổi lửa, khói hành lang mịt mù, bay vào các phòng.
"Khi đóng cửa, bạn dường như đang tận hưởng thế giới nhỏ bé của riêng mình, nhưng khi bước ra khỏi cửa, dường như bạn đã trở lại những ngày sống trong ký túc xá 30 năm trước", bà Trịnh nói.
Tuy vậy, bà rất hạnh phúc khi sống trong tòa nhà đặc biệt này. "Thỉnh thoảng tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, có rất nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh Họ nhìn thấy tôi và chào tôi. Tôi rất vui khi thấy điều đó", bà nói.
Nếu có nhà mới, không chừng con tôi lấy được vợ
Nếu nói trong "tòa nhà giấy", gia đình nào có điều kiện sống kém nhất thì đó là gia đình bà Đường.
Căn hộ của gia đình bà là căn gác mái duy nhất trong tòa nhà. Leo lên một cầu thang nhỏ, gần như thẳng tắp sẽ lên đến nhà bà: Không có cửa mà phải chui vào nhà từ một "lỗ hổng".
Ngoài ra, bởi vì toàn bộ mái nhà dốc nên một nửa căn phòng thấp đến mức khó có thể ngẩng đầu lên. Bà Đường năm nay đã gần 80 tuổi, cao khoảng 1,5m, lưng rất gù.
Bà nói, khi mới chuyển đến bà vẫn còn khá trẻ mà nay con trai bà đã 47 tuổi.
Trong căn phòng nhỏ không thể ngẩng đầu này, chỉ có cửa sổ trên mái, có thể nhìn thấy Tháp Minh Châu Phương Đông xa xa. Mọi sinh hoạt thường ngày của gia đình bà Đường đều diễn ra trên căn áp mái này.
Căn gác mái này còn thiếu nhiều tiện nghi sinh hoạt cơ bản như không nhà vệ sinh, không nước.
Dự án cải tạo nhà vệ sinh mấy năm nay đã cho phép hầu hết các gia đình trong "tòa nhà giấy" lắp đặt bồn cầu xả nước nhưng nhà bà Đường không có điều kiện lắp đặt, đến nay chỉ có thể dùng bô.
Nước cũng là một vấn đề lớn. Nhà bà Đường phải xuống vòi nước công cộng ở tầng dưới để lấy nước, sau đó leo cầu thang, xách lên nhà. Bà Đường đương nhiên không thể làm được việc này, vì vậy con trai bà sẽ lấy nước vào mỗi buổi sáng- tối, đổ đầy các xoong nồi để bà sử dụng trong ngày. Đây là nước nấu ăn, nước uống, kia là nước rửa mặt, súc miệng.
Nhưng nước xách lên rồi phải lại mang xuống, nước bẩn đã qua sử dụng được đựng trong thùng riêng, con trai bà Đường sẽ mang xuống đổ vào đêm.
Vì thiếu nước nên không thể tắm. Có đôi khi, bà Đường đến nhà tắm công cộng bên ngoài, mỗi lần tiêu tốn khoảng 20 tệ (khoảng 70.000VND). Do cảm thấy quá đắt nên bà không thể đến đó thường xuyên.
Không gian trên căn gác mái vô cùng chật chội nên ban ngày, đồ đạc nhà bà thường chất đống trên giường, đến tối đi ngủ mới mang xuống đặt dưới đất.
Vì ra vào bằng "lỗ hổng" nên nhà bà không có bất cứ thiết bị điện nào. Chỉ duy nhất 1 chiếc tủ lạnh dung tích nhỏ may mắn trước đây được "nhét" qua lỗ hổng vào nhà.
Sau khi người chồng qua đời, bà Đường và con trai nương tựa vào nhau. Con trai bà vẫn chưa lập gia đình. Bà kể, khi con trai bà còn trẻ, có người giới thiệu đối tượng xem mắt nhưng cô gái sau khi đến xem nhà thì không liên lạc lại.
Giờ đây bà vẫn hy vọng, sau này nếu có nhà mới, biết đâu con trai bà sẽ tìm được bạn đời…
Thể thao & văn hóa