Tỉnh có đường bờ biển dài nhất Việt Nam tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước năm 2022
Sau gần 3 năm dịch bệnh, tỉnh Khánh Hòa bất ngờ tăng trưởng đứng đầu cả nước (20,48%), cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua.
- 18-01-2023Thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ tính thế nào khi cha mẹ tặng cho con nhà, đất?
- 18-01-2023Một tập đoàn dầu khí Nga muốn cung cấp dầu thô dài hạn cho Việt Nam và xây dựng dự án kho dự trữ xăng dầu
- 18-01-2023Phương án nào để duy trì dự án nhiệt điện hơn 2 tỷ USD tại Quảng Trị?
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam giáp với tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk và Lâm Đồng, với diện tích 5.197 km² kể cả các đảo, quần đảo và dân số là 1.336.000 người (số liệu 2022). Khánh Hoà cũng là tỉnh có đường bờ biển dài nhất Việt Nam với 385 km.
Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được chính phủ đặt mục tiêu sẽ trở thành điểm đến du lịch hàng đầu Đông Nam Á .
Tuy nhiên từ năm 2019 đến năm 2021, tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến thế mạnh du lịch của Khánh Hòa, tỉnh đã trải qua 3 năm có tốc độ GRDP âm, sâu nhất là năm 2020 với mức giảm 10,52%. Bãi biển vắng khách du lịch là hình ảnh thường thấy những năm trở lại đây.
Bất chấp những rào cản do hậu quả đại dịch gây ra, nền kinh tế Khánh Hòa đang phục hồi một cách nhanh chóng. GRDP theo ngành kinh tế năm 2022 tăng 22,1% so với năm trước. Cụ thể, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 24,6%; khu vực dịch vụ tăng 25,5%. GRDP bình quân đầu người đạt 76,54 triệu đồng.
Đáng lưu ý, năm 2022, tỉnh Khánh Hòa đã đón 2,57 triệu lượt khách lưu trú (tăng gần 4,3 lần so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, khách quốc tế ước đạt hơn 275.000 lượt, gấp 11,1 lần so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch ước đạt 13.843,8 tỷ đồng, tăng gấp 5,75 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao thu hút sự tham gia của nhiều người dân và du khách cũng như tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Đơn cử như sự kiện Lễ hội đếm ngược chào năm mới 2023 đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn khán giả.
Theo sở ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa: “Nhiều địa phương trong đó có Khánh Hòa có sự "hồi sinh" ấn tượng là nhờ hai khía cạnh: Thứ nhất là do các tỉnh thu hút đầu tư lớn, nổi bật là các dự án đầu tư nước ngoài. Thứ hai, tăng trưởng GRDP của một số tỉnh được tính trên nền thấp của năm 2021 và đến năm nay đã bứt phá, phục hồi mạnh mẽ.”
Trên đà tăng trưởng đó, Khánh Hòa đã đẩy mạnh triển khai những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như nâng cấp hệ thống cảng biển, dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang (tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng). Bất động sản Nha Trang vốn được đánh giá cao bởi tiềm năng du lịch nay ngày càng được tăng vị thế nhờ hạ tầng đồng bộ.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn những hạn chế, thách thức, ông Nguyễn Khắc Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm chưa đảm bảo tiến độ, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm.” Đơn cử như dự án di dời chợ Đầm (Nha Trang) hay dự án xây mới cầu Xóm Bóng - một trong những tuyến đường huyết mạch dẫn đến trung tâm thành phố Nha Trang.
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh đang huy động tối đa nguồn lực, kêu gọi đầu tư các dự án có quy mô lớn, có tính động lực nhằm dẫn dắt xu hướng phát triển đồng thời duy trì tăng trưởng ổn định và hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 42/NQ-CP (ban hành ngày 21/3)
Nhịp sống thị trường