Tóc rụng nhiều là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress
Áp lực cuộc sống hiện đại khiến hầu hết chúng ta đều phải trải qua những giây phút căng thẳng. Nhưng đôi khi, sự căng thẳng cao độ kéo dài khiến cơ thể phản ứng theo những cách rất khó chịu, như mụn trứng cá, móng tay giòn gãy hoặc rụng tóc nhiều.
- 17-06-2018Khi có những dấu hiệu của trầm cảm, đây là cách giúp bạn tha thứ cho bản thân và tìm lại cuộc sống hạnh phúc, thảnh thơi
- 12-06-2018Ngày càng nhiều người nổi tiếng tự tử do trầm cảm, có thể bạn cũng có những dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm này mà không hay biết
- 05-06-2018Sự thật thú vị về các nhóm máu bạn có thể không biết: Luôn bị muỗi đốt, dễ căng thẳng hay đãng trí cũng từ đây mà ra!
Rụng tóc có nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân thường gặp bắt nguồn từ yếu tố tâm lý. Hiện tượng rụng tóc do căng thẳng về cảm xúc và thể chất được gọi là Telogen effluvium, trong đó, cường độ áp lực lớn khiến nang tóc không phát triển, mà đây lại là bộ phận nhận chất dinh dưỡng để nuôi tóc. Kết quả là tóc rụng và ít mọc tóc con, thậm chí một số khu vực như đỉnh đầu có thể bị trọc.
Bác sỹ Julia Tzu, giám đốc y tế của Wall Street Dermatology, cho biết: “Các nang tóc có chu kỳ sống riêng – sinh trưởng, chuyển tiếp, ngừng phát triển và rụng tóc. Stress sẽ bẻ cong đồng hồ sinh học này”. Theo đó, sự căng thẳng tâm lý làm thay đổi tỷ lệ phần trăm của tóc trong giai đoạn sinh trưởng và chuyển chúng đến thẳng giai đoạn ngừng phát triển, hay còn gọi là hiện tượng telogen.
Tuy nhiên, hậu quả này có thể không kéo dài. Theo Tiến sĩ Lauren Ploch, bác sỹ da liễu có chứng chỉ của Khoa da liễu và ung thư da Georgia – Mỹ, hiện tượng telogen không phải lúc nào cũng gây rụng tóc mãn tính hoặc hói đầu vĩnh viễn. Stress nặng có thể gây rụng tóc từng mảng, nhưng chỉ khi kết hợp với viêm thì mới gây ra hói đầu hoàn toàn.
Tuy vậy, rụng tóc do stress lại nguy hiểm ở chỗ, nó diễn ra âm thầm. Bạn sẽ khó nhận thấy sự khác biệt về tình trạng rụng tóc ngay sau khi trải qua áp lực nghiêm trọng.
Bác sỹ Ploch cho biết, “Telogen effluvium thường xảy ra trong vòng 3 tháng sau một sự kiện gây căng thẳng tâm lý. Thông thường, rụng tóc là một dấu hiệu cho thấy sợ tóc mới đang mọc lên ở gốc tóc bị rụng, nhưng 3-6 tháng sau khi tóc rụng bạn mới thấy lớp tóc mới hiện lên một cách rõ ràng”. Điều đó cũng đồng nghĩa, nếu không thấy tóc mới, bạn mới phát hiện ra tóc rụng vì stress.
Khi nào nên lo lắng?
Bình thường, mỗi người mất khoảng 50-100 sợi tóc mỗi ngày. Điều này là hoàn toàn bình thường, và so với tổng số tóc trên đầu mỗi người (trung bình khoảng 150.000 sợi) thì sự vắng mặt của những sợi tóc rụng ít khi gây sự chú ý. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tóc rụng quá nhiều mỗi khi tác động lên mái tóc, từ chải tóc cho tới gội đầu, hoặc thấy tóc mỏng đi thấy rõ, thậm chí có chỗ trọc lốc, đó là lúc bạn cần đến gặp bác sỹ.
Dù vậy, chúng ta cũng không nên quá hoảng hốt. Tóc không phải là một bộ phận quan trọng hàng đầu nên cơ thể có quyền thải loại nó khi gặp vấn đề về sức khỏe. Chuyên gia Ploch cho biết, “Khi chúng ta bị căng thẳng, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ sinh tồn và loại bỏ những chức năng không cần thiết, như sự phát triển của tóc và móng tay”.
Bác sỹ Tzu và Ploch cho biết thêm, những bà mẹ mới sinh con có thường bị rụng tóc bởi họ phải hứng chịu căng thẳng tâm lý sau khi sinh con.
Cách ngăn rụng tóc đơn giản
Thay đổi lối sống là điều cần thiết để ngăn rụng tóc. Bác sỹ Ploch nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng. “Hãy ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất. Hãy thận trọng với việc bổ sung biotin một cách tùy tiện. Chuyên gia này cảnh báo dựa trên một báo cáo của FDA năm 2017 về việc, bổ sung biotin có thể ảnh hưởng đến các chỉ số sức khỏe. Ploch đề nghị giữ lượng biotin ở mức dưới 35micrograms mỗi ngày. Biotin, một loại vitamin B thường được dùng để chống rụng tóc, có thể tìm thấy trong các thực phẩm như trứng, sữa và chuối.
Nhưng quan trọng nhất, hãy nhớ rằng điều quan trọng không phải là điều trị rụng tóc, mà phải giải quyết tận gốc sự căng thẳng tâm lý – nguyên nhân gây rụng tóc. Bạn có thể tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, nghe nhạc, xem phim và dành thời gian cho những đam mê, sở thích để giảm căng thẳng. Với tình trạng rụng nhẹ, bạn có thể tự xử lý bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn cần gặp bác sỹ da liễu càng sớm càng tốt.
Huffington Post