Tôi 57 tuổi, lương hưu 10 triệu đồng/tháng, làm ‘bảo mẫu kiểu mới’, nhận ra: ‘Vừa kiếm thêm tiền, vừa mang lại niềm vui cho người khác, cuộc sống rất hạnh phúc!’
Sau khi nghỉ hưu, thấy bản thân vẫn có sức khỏe tốt nên bà Quách quyết định tìm cho mình công việc phù hợp. Làm ‘bảo mẫu kiểu mới’ chăm sóc người già khiến bà hạnh phúc hơn, kiếm được nhiều tiền hơn và giúp đỡ được nhiều người già hơn.
- 30-04-2024Vợ chồng 70 tuổi, lương hưu 35 triệu/tháng vẫn than thở cuộc sống chật vật: Tiền không mua được tất cả!
- 29-04-2024Lương hưu 40 triệu đồng/tháng, có giúp việc chăm sóc 24/7, cụ ông 70 vẫn than thở: Nhiều tiền để làm gì nếu thiếu đi 1 thứ ở năm cuối đời
- 26-04-2024Lương hưu của tôi là 42 triệu đồng/tháng, đưa con dâu 28 triệu: Sau khi nghe thông gia nói, tôi quyết định không đưa thêm tiền nữa
Bài viết đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi chia sẻ về câu chuyện ‘đi làm’ sau khi nghỉ hưu của bà Quách.
***
Tôi họ Quách, tôi 57 tuổi, đã nghỉ hưu được 2 năm, lương hưu hàng tháng hơn 3.000 NDT (khoảng 10 triệu đồng). Con gái duy nhất của tôi vẫn đang học cao học, vì sức khỏe tốt nên tôi muốn tìm một công việc khác sau khi nghỉ hưu.
Lúc đầu, tôi làm thêm công việc sắp xếp hàng hóa siêu thị và trông coi cửa hàng. Sau một thời gian làm việc, tôi luôn cảm thấy không mấy hài lòng. Một ngày nọ, tôi đang ngồi dưới sân thì gặp một bà cụ. Bà nói rằng bây giờ bà vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, con gái duy nhất của bà đã lấy chồng và sống ở thành phố khác. Vợ chồng bà không muốn làm phiền con gái mình. Họ đã nghĩ đến việc tìm một bảo mẫu nhưng họ không nghĩ điều đó là cần thiết. Thay vào đó, họ muốn tìm một người làm việc bán thời gian nhưng sợ tốn kém nhiều tiền.
Tôi tiếp tục suy nghĩ về những vấn đề của bà và hỏi liệu bà có ý định thuê người chỉ cần nấu bữa cơm hàng ngày và lau dọn nhà mỗi tuần không. Bà ấy ngạc nhiên nói rằng tôi hiểu rõ tâm trạng của người già, đó chính là ý định của bà ấy, cần giúp đỡ mà không tốn quá nhiều tiền.
Sau khi trở về nhà, tôi nghĩ về điều đó và đếm xem có bao nhiêu người già như vậy trong khu của chúng tôi. Tôi nảy ra ý tưởng mới và quyết định làm "bảo mẫu kiểu mới", sẽ không sống cùng và không phải làm việc bán thời gian, chỉ cần đi giúp đỡ những người cần có người nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa.
Tôi quyết định hành động ngay, trước tiên tôi đăng 1 bài viết trong nhóm cư dân. Tôi nói rằng những người lớn tuổi cần người nấu ăn hoặc những người trẻ không có người làm việc nhà thì có thể liên hệ với tôi.
Sau đó, tôi gửi bài viết này cho những người già đã nghỉ hưu mà tôi quen biết. Không ngờ tối hôm đó 3 người con của các cụ già liên lạc với tôi và nhờ tôi trực tiếp nói chuyện với các cụ, hỏi xem ngày hôm sau họ muốn ăn gì, tôi viết ra, nấu ở nhà và giao đến tận nhà đúng giờ yêu cầu.
Ngày đầu tiên tôi nhận được 3 đơn đặt hàng, còn có một người dì cần tôi giúp dọn dẹp nhà cửa. Ngoài chi phí mua đồ ăn và nấu ăn, tôi kiếm được hơn 60 NDT (khoảng 210.000 đồng) mỗi ngày. Tôi cảm thấy mình có thời gian rảnh, không phải chịu nhiều áp lực và có thể giao tiếp nhiều hơn với người lớn tuổi.
Trong tuần tiếp theo, tôi nhận được một số yêu cầu làm bữa trưa. Một số người lớn tuổi cần giúp đỡ dọn dẹp vào buổi chiều, và mà nhiều người muốn tôi cùng họ đi khám bác sĩ và lấy thuốc.
Sau hơn một tháng, tôi nhận thấy ngày càng nhiều người cao tuổi cần đến sự chăm sóc của người khác. Chỉ là mọi người đã bỏ qua nhu cầu của họ, luôn cho rằng họ không thiếu thức ăn, không cần lo lắng, vì họ có nguồn tài chính đủ để sống thoải mái.
Thực tế, chúng ta thực sự đã nghĩ sai. Người cao tuổi ngày nay trong cuộc sống không thiếu cơm ăn áo mặc mà cái họ thiếu chính là sự giao tiếp, chăm sóc về mặt tinh thần.
Dì Sử 78 tuổi ở khu dân cư gửi cho tôi một tin nhắn, mong buổi tối tôi có thể đến nhà nói chuyện với dì. Bà nói tôi có thể tính tiền theo giờ. Lần đầu tiên đến đó, tôi khá hồi hộp, sợ không được trò chuyện với các cụ.
Lúc đầu tôi rất lo lắng, chỉ nghe dì Sử kể các câu chuyện ngày xưa hoặc kể về chuyện đã qua của các con. Thỉnh thoảng tôi sẽ đáp lại vài lời. Phần lớn là tôi lắng nghe nhu cầu của người già.
Đến tối thứ hai, có lẽ tôi đã hiểu được mong muốn bên trong của dì Sử là muốn có sự đồng hành của con trai và con gái. Tôi mang cho dì một số đồ ăn nhẹ do tôi nướng, pha trà cho và trò chuyện với dì.
Sau nhiều lần, dì Sử không chỉ gọi đồ ăn và nhờ tôi dọn dẹp giúp mà còn muốn tôi thường xuyên đến trò chuyện, uống trà. Thực ra, người già cũng không cần gì nhiều, họ chỉ cần có người bên cạnh, hiểu họ muốn gì, cần gì và chia sẻ với họ.
Tôi làm việc một mình hơn nửa năm, sau đó tôi tìm được một vài đồng nghiệp cũ để làm việc cùng mình. Chúng tôi có một cộng đồng, ai có nhu cầu thì có thể tham gia nhóm. Mỗi ngày chúng tôi đăng lên nhóm những bữa ăn chúng tôi sẽ làm cho ngày hôm sau, nếu ai cần thì đặt hàng.
Cũng có những người già không có con ở bên cạnh cần đến bệnh viện khám hoặc lấy thuốc, chúng tôi cũng sẽ chở họ đi khám. Những thành viên trong nhóm chúng tôi có sự phân công lao động khác nhau và thu nhập khác nhau.
Bất kể là ai, ai làm đều kiếm được tiền. Công việc chính của tôi bây giờ là thiết lập mối liên hệ, trò chuyện với người già. Cho dù là người cao tuổi chỉ có một mình hay những người trẻ cần sự giúp đỡ, tôi đều sẽ lắng nghe họ.
Điều này khơi dậy lòng khát khao tri thức của tôi, tôi cần phải đọc rất nhiều sách và học cách giao tiếp với người già và người trẻ. Từ khi bắt đầu làm “bảo mẫu kiểu mới”, tôi nhận thấy thu nhập của mình không kém so với những gì tôi có thể kiếm được khi còn đi làm.
Tôi đã nghỉ hưu và tôi tiếp tục phát triển bản thân trong quá trình giúp đỡ người khác. Tôi cũng có thể khởi nghiệp kinh doanh với một vài chị em có cùng sở thích.
Chúng tôi cũng đang nghĩ rằng nếu có thể thành lập một cộng đồng “nhà dưỡng lão”, để những người già cần giúp đỡ có thể đến đây hàng ngày và về nhà khi con, cháu họ về. Như vậy, họ sẽ không còn cảm thấy cô đơn, con cái cũng không cần lo lắng về việc chi trả cho người giúp việc.
Đây là kế hoạch của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua sự giúp đỡ của chúng tôi, sẽ có nhiều người già được hạnh phúc hơn và đó cũng là một cách kiếm tiền hạnh phúc cho những người mới về hưu như tôi. Tôi hy vọng rằng thông qua nỗ lực của mình, tôi có thể góp phần giúp đỡ được nhiều người cao tuổi hơn.
(Toutiao)
Đời sống & pháp luật