Tôi 66 tuổi nhận ra: Sau khi cha mẹ qua đời, nhiều gia đình tan rã, trai cả phải chịu thiệt thòi, dâu trưởng nấu cỗ xuyên Tết
Con trưởng trong gia đình thường phải chịu nhiều thiệt thòi.
- 11-11-2023Tiến sĩ Anh 66 tuổi có cột sống như người 25 nhờ 1 bài tập 2 phút: Không cần đến phòng tập hay dụng cụ
- 30-10-2023Dành nửa cuộc đời chuẩn bị cho tuổi già, cụ bà 66 tuổi không lương hưu, không sống cùng chồng con vẫn thấy hạnh phúc
- 29-10-2023Tôi 66 tuổi, trước đây là sếp, lương hưu 30 triệu đồng vẫn khánh kiệt vì bị lừa: Có 3 ĐIỀU ngốc đừng nên làm!
Bài viết là lời chia sẻ của ông Ngô, 66 tuổi, sống tại Chiết Giang (Trung Quốc). Ngay sau khi đăng Toutiao đã nhận được sự quan tâm đông đảo.
Sau khi cha mẹ qua đời, nhiều gia đình rơi vào cảnh xung đột giữa những người con. Có thể mối quan hệ giữa các con không còn gắn kết như trước nữa. Như anh Khương - hàng xóm nhà tôi là một trưởng hợp.
Nhà anh Khương có 6 anh chị em, anh Khương là con cả trong gia đình. Trong mắt nhiều người, gia đình anh đại diện cho một gia đình hạnh phúc, bởi mỗi dịp lễ Tết, con cháu quây quần rất đông. Họ cùng ăn uống, trò chuyện sôi nổi, chơi mạt chược, đốt pháo, uống rượu,...
Trước đây, khi thấy ngôi nhà của họ sáng rực và nhộn nhịp, tôi ghen tị vì nhà tôi chỉ có 2 chị em. Chị gái tôi lấy chồng xa, ít khi về nhà dịp lễ Tết, nên gia đình thiếu vắng sự đông vui.
10 năm trước, sau khi cha mẹ của anh Khương lần lượt qua đời, gia đình vẫn khá nhộn nhịp, đông vui. Anh Khương thay cha mẹ đảm nhận trách nhiệm duy trì những hoạt động của gia đình. Trong những ngày lễ Tết, anh đều gọi điện báo các em về, làm cỗ to thiết đãi. Vợ anh cũng bận rộn, quanh năm trồng rau, nuôi vịt gà, lợn để làm cỗ đãi các em.
Mỗi khi các em đưa con cái về, vợ chồng anh Khương trở nên tất bật. Ngoài việc nấu nướng, họ còn phải chuẩn bị chỗ ngủ, giặt giũ quần áo cho cả nhà, lau dọn nhà cửa,... Tuy nhiên, dường như mọi mệt mỏi của họ tan biến khi thấy gia đình sum vầy.
Thế nhưng 3 năm gần đây, tôi không thấy gia đình anh Khương vui vẻ nữa. Dù các anh chị em của anh Khương chỉ cách vài chục cây số nhưng ít về. Giờ chỉ còn vài người về, không khí kém vui hẳn. Đặc biệt là vào Tết năm ngoái, khung cảnh ảm đạm. Phía trước mái nhà phơi lạp xưởng, trong bếp có thịt xông khói, ngoài vườn đầy gà, vịt nhưng bóng người thưa thớt.
Nhìn thấy cảnh này, tôi tò mò hỏi hàng xóm. Hóa ra, sau khi bố mẹ anh Khương qua đời, đại gia đình anh có nhiều biến đổi. Có lẽ không còn bố mẹ nên anh chị em trong nhà ức hiếp vợ chồng anh Khương, coi họ như người giúp việc. Mỗi khi họ từ thành phố về, vợ chồng anh Khương phải chuẩn bị 4-5 mâm cơm, phòng ở, đồ dùng, phương tiện,....
Vợ chồng anh dậy từ sáng sớm để dọn dẹp, đi chợ nấu cỗ. Trong ngày lễ Tết, 2 vợ chồng tiếp tục phải chăm sóc cả gia đình đông người và dành phần lớn thời gian trong ngày ở khu vực bếp để phục vụ hơn 20 người. Chưa dừng lại ở đó, khi những người em về thành phố, vợ chồng anh còn phải chuẩn bị quà tặng là nông sản. Bao nhiêu đồ mà họ tự làm như thịt xông khói, dưa muối chua, lạp xưởng, rau sạch, trứng, hoa quả,... đều bị lấy đi.
Nếu như trước đây, khi còn cha mẹ, các em của anh Khương thường gửi một khoản tiền gọi là góp Tết. Ngoài ra, trong ngày đầu năm mới, họ sẽ mừng tuổi vợ chồng anh Khương cùng các cháu. Thế nhưng sau khi cha mẹ qua đời, số tiền anh nhận được ít dần, cuối cùng là không nhận được dù chỉ một đồng.
Nhưng dù vậy, anh Khương và vợ chưa từng phàn nàn về điều này, chỉ đến khi bị các em ức hiếp quá đáng. Họ không những không hề biết ơn anh chị cả mà coi đó là điều hiểu nhiên. Vợ anh Khương càng ngày sức khỏe càng yếu, dù bị bị đau lưng vẫn phải lọ mọ phục vụ nấu cỗ đến khuya. Còn các em dâu khác thì lười biếng, không chịu giúp dâu trưởng.
Bị 2 em trai chiếm đoạt đất
Đỉnh điểm, 6 anh em nhà anh Khương đã không nhìn mặt nhau, đoạn tình đoạn nghĩa chỉ vì một mảnh đất. Mảnh đất trồng cây trái của cha mẹ anh Khương để lại bị chính quyền yêu cầu giao nộp để làm đường, và vợ chồng anh Khương sẽ nhận được số tiền bồi thường là 40.000 NDT (khoảng 137 triệu đồng).
2 em trai của anh Khương yêu cầu dùng số tiền đó xây lại phần mộ cho cha mẹ nhưng anh không đồng ý vì thấy phần mộ chưa bị hư hỏng. Vì thế dẫn tới việc 3 anh em cãi nhau, lễ Tết 2 người em không về nữa. 2 người em cho rằng anh Khương ích kỷ. Họ yêu cầu số tiền bồi thường cần phải chia đều cho 3 anh em trai. Nghe vậy, 3 em gái cũng không để yên, yêu cầu con gái đi lấy chồng cũng có phần mới công bằng. 6 anh em họ đã cãi nhau một trận rất lớn.
Người tội nghiệp nhất trong câu chuyện này là vợ chồng anh Khương. Họ tốt bụng, vị tha, chịu thương chịu khó, bao dung với các em. Vậy mà các em chỉ vì lợi ích nhỏ mà sẵn sàng quay lưng lại với người thân.
Theo Toutiao
Đời sống & pháp luật