MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tôi 75 tuổi, có 4 con nhưng sống một mình mới hiểu ra: Không cần dựa vào con cái mới là cuộc sống ung dung, hạnh phúc nhất

22-02-2024 - 11:05 AM | Sống

Tôi 75 tuổi, có 4 con nhưng sống một mình mới hiểu ra: Không cần dựa vào con cái mới là cuộc sống ung dung, hạnh phúc nhất

Sau khi lần lượt được các con chăm sóc, cụ ông 75 tuổi đã hiểu ra 1 điều và quyết định chuyển ra ngoài, tự sống một mình cho đời ung dung.

Trong cuộc hành trình của cuộc đời, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với rất nhiều sự lựa chọn và quyết định. Một trong những quyết định khó khăn nhất là cách vượt qua những năm cuối đời. Đây là vấn đề mà không ai trong chúng ta có thể tránh khỏi, đồng thời cũng là thực tế mà ai cũng phải đối mặt.

Mới đây, một người đàn ông 75 tuổi (ở tại Trung Quốc) đã chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và những quan điểm của mình lên mạng xã hội. Ông từng được các con lần lượt chăm sóc nhưng giờ đây, cuối cùng ông đã hiểu khi về già mình nên nương tựa vào ai.

Ông họ Lý, là một công nhân đã nghỉ hưu bình thường, thường được mọi người xung quanh thân thiết gọi là "lão Lý". Ông đã vất vả cả đời để chăm lo cho gia đình và công việc của mình, nên giờ đây khi bước vào tuổi già, ông bắt đầu gặp nhiều vấn đề về thể chất, sức khỏe suy giảm đáng kể. 4 người con của ông Lý đều đã lập gia đình, có cuộc sống và công việc riêng nên không thể chăm sóc cho ông toàn thời gian. Vì vậy, họ quyết định thay nhau chăm sóc ông Lý mỗi người một tháng.

Tôi 75 tuổi, có 4 con nhưng sống một mình mới hiểu ra: Không cần dựa vào con cái mới là cuộc sống ung dung, hạnh phúc nhất- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Lúc đầu, ông Lý rất vui mừng vì điều này. Ông cảm thấy đây là tấm lòng hiếu thảo của các con, đồng thời cũng đồng nghĩa với trách nhiệm phụng dưỡng và báo hiếu cho cha mẹ. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, ông phát hiện lối sống này không phù hợp với mình.

Cứ mỗi tháng được đưa đón một lần, ông thường sống ở những ngôi nhà khác nhau của các con. Mỗi lần như vậy, ông cần phải thích nghi lại từ đầu với môi trường mới vừa chuyển đến. Ở tuổi 72, điều này hoàn toàn không dễ dàng. Ngay khi vừa thích nghi được một thời gian ngắn thì ông lại phải tiếp tục chuyển tới nhà của một người con khác.

Hơn nữa, các con của ông đều có công việc và cuộc sống riêng, không thể ở bên ông suốt cả ngày. Mỗi sáng, các con đi làm, các cháu đi học, ông chỉ quanh quẩn trong 4 bức tường nhà. Vì không sống cố định ở một nơi, ông cũng chẳng có thời gian để làm quen và trở nên thân thiết với hàng xóm xung quanh. Cứ vậy, ông lủi thủi trong phòng xem tivi, nghe đài để giết thời gian. Tới tối, các con trở về nhà nhưng bận rộn cơm nước, học tập, làm việc và nghỉ ngơi nên cũng chẳng có nhiều thời gian dành cho ông.

Tôi 75 tuổi, có 4 con nhưng sống một mình mới hiểu ra: Không cần dựa vào con cái mới là cuộc sống ung dung, hạnh phúc nhất- Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Trong hoàn cảnh đó, ông Lý bắt đầu suy ngẫm: Về già thì nên nương tựa vào ai? Ông bắt đầu tìm kiếm câu trả lời bằng cách đọc nhiều sách về cuộc sống của người già, tham gia một số hoạt động dành cho người trung niên cô đơn. Ông nhận thấy nhiều người lớn tuổi đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự, nhận được sự đồng cảm lớn lao.

Sau một thời gian suy nghĩ và tìm tòi, cuối cùng ông Lý cũng hiểu ra: Con người về già thì phải dựa vào chính mình. Ông tin rằng, cho dù con cái có lòng hiếu thảo, muốn phụng dưỡng và ở bên cha mẹ thì người trung niên cũng không thể dựa dẫm toàn bộ vào đó.

Vậy là ông quyết định sẽ thuê 1 căn hộ nhỏ, xung quanh cũng có nhiều người trung niên để dễ giao lưu, vị trí không xa với nhà của các con. Mỗi người nên học cách sống độc lập và tự chăm sóc bản thân. Chỉ có như vậy, chúng ta mới thực sự tận hưởng cuộc sống và nhận ra giá trị bản thân.

Tôi 75 tuổi, có 4 con nhưng sống một mình mới hiểu ra: Không cần dựa vào con cái mới là cuộc sống ung dung, hạnh phúc nhất- Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

Quan điểm của ông Lý được nhiều người chia sẻ. Họ tin rằng người cao tuổi nên có lối sống riêng, mối quan hệ xã hội riêng và mục tiêu riêng trong cuộc sống. Họ nên học cách suy nghĩ độc lập, học cách hành động độc lập và học cách sống độc lập. Thông qua đó, họ có thể thực sự tận hưởng những năm tháng cuối đời một cách êm đềm, vui vẻ.

Câu chuyện của ông Lý cũng là lời nhắc nhở cho nhiều người trẻ khác. Ở cương vị con cái, điều này không có nghĩa là bỏ bê việc chăm sóc cha mẹ, để cha mẹ tự xoay sở mọi thứ một mình. Mỗi một người thân đều nên sẵn lòng sẻ chia, đồng hành và dành sự yêu thương chân thành cho nhau. Đó chính là động lực quan trọng để bước tiếp trong cuộc sống.

*Nguồn: Sohu

Thùy Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên