MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tôi 83 tuổi, nương tựa vào con cái là điều quá khó khăn: “Một mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con không nuôi được một mẹ”

26-11-2023 - 19:48 PM | Sống

Tôi 83 tuổi, nương tựa vào con cái là điều quá khó khăn: “Một mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con không nuôi được một mẹ”

Thực ra, đôi khi không phải con cái bất hiếu mà là họ thực sự bất lực, có những khó khăn riêng khiến họ không thể dành nhiều thời gian chăm sóc cha mẹ.

Câu chuyện đăng tải trên diễn đàn Toutiao gây chú ý khi kể về câu chuyện của bà Vương, 83 tuổi:

Tôi 83 tuổi, tôi không muốn thành gánh nặng cho con cái khi chúng về già, nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác vào lúc này.

Tôi có 3 người con, 2 con trai và một con gái. Chồng của tôi ngày xưa từng làm việc tại một ngân hàng trong thị trấn. Cùng chồng nuôi 3 con khôn lớn, tôi chưa bao giờ nề hà việc gì từ việc làm ruộng, đốn củi… Khi các con còn nhỏ, tôi rất vất vả, lúc ấy, tôi nghĩ rằng sau này các con trưởng thành rồi, tôi sẽ thoải mái hơn.

Sau này, cả 3 con đều trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Con trai cả của tôi cũng làm việc tại một ngân hàng. Con trai thứ hai làm việc tại một nhà máy. Cô con gái thứ ba là người có học thức cao nhất trong các anh chị em, trở thành giảng viên đại học sau khi tốt nghiệp.

Vài năm sau, ba người con của tôi lần lượt kết hôn. Người con dâu lớn cũng giống tôi ngày xưa, ở nhà làm nội trợ, chăm sóc gia đình. Cô con dâu thứ hai cũng làm việc trong nhà máy. Còn con rể của tôi làm bác sĩ ở bệnh viện. 

Các con đều đã lập gia đình, chồng tôi đã nghỉ hưu, vợ chồng tôi cũng bắt đầu cuộc sống hưu trí. Con cái của tôi rất hiếu thảo, sau khi tan làm, hầu như con trai cả ngày nào cũng đến ngồi với bố mẹ một lúc. Mỗi lần con dâu lớn làm đồ ăn ngon đều gửi một ít cho bố mẹ chồng.

Tôi 83 tuổi, nương tựa vào con cái là điều quá khó khăn: “Một mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con không nuôi được một mẹ”   - Ảnh 1.

Vợ chồng con trai thứ hai đều bận công việc nên ít về thăm, chỉ về thăm vào dịp Tết và các ngày lễ. Mỗi lần về, đều mua rất nhiều thứ cho bố mẹ, bao gồm thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày. Cô con gái thứ ba sống ở thị trấn, làm giáo viên, cuối tuần về nhà bố mẹ đẻ giúp bố mẹ giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa…

Nhưng lúc ấy, tôi vẫn còn khoẻ, nhà cửa luôn sạch sẽ, chưa bao giờ cần con gái dọn dẹp. Phương châm của tôi là chỉ cần bản thân có thể tự mình làm được việc gì đó thì không cần ai khác, kể cả con ruột của mình.

Chồng tôi lâm bệnh, không thể tự chăm sóc bản thân được nữa. Những lúc chồng ốm, tôi một mình chăm sóc chồng, các con đều đi làm không có thời gian, chỉ có cô con dâu lớn thường xuyên qua nhà phụ giúp mẹ chồng.

Ông ấy qua đời sau cơn bạo bệnh được một năm rưỡi, từ đó tôi sống một mình. Năm 74 tuổi, tôi cũng đổ bệnh, nằm viện hơn 20 ngày, các con thay nhau chăm sóc, các bệnh nhân trong phòng đều ghen tị với lòng hiếu thảo của con tôi.

Tôi cũng cần người chăm sóc sau khi xuất viện, lúc này, con dâu lớn nói: “Mọi người đều đi làm không có thời gian nên chị sẽ chăm sóc mẹ".

Người con thứ hai và thứ ba rất biết ơn sự quan tâm của chị dâu, chúng không có thời gian chăm sóc mẹ nên đã gửi tiền cho chị dâu mỗi tháng. 

Tôi 83 tuổi, nương tựa vào con cái là điều quá khó khăn: “Một mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con không nuôi được một mẹ”   - Ảnh 2.

Tôi đến ở nhà con trai lớn, con dâu lớn để các con tiện chăm sóc. Con dâu lớn chăm sóc tôi rất tốt, không chỉ giặt giũ, nấu ăn cho mà còn đưa mẹ chồng đi tập thể dục hàng ngày, tôi cũng dần hồi phục.

Sau vài tháng, tôi có thể tự đi lại và nấu nướng, tôi muốn về nhà sống một mình. Nhưng các con nhất quyết không đồng ý, thuyết phục tôi nhưng tôi cũng rất kiên quyết nên đành để tôi về nhà.

Con dâu lớn của tôi không muốn mẹ chồng phải tự nấu ăn nên ngày nào cũng đưa đồ ăn cho tôi. Nhưng tôi không chịu, tôi nói phiền phức quá nên phải tự mình làm.

Không lâu sau, con dâu lớn của tôi bị bệnh. Tôi rất buồn và lo lắng cho con dâu, nhiều người nói mối quan hệ của mẹ chồng và con dâu không tốt nhưng với gia đình nhà tôi, từ ngày con dâu lớn gả vào nhà, mẹ chồng và con dâu chưa to tiếng với nhau một câu.

Con dâu lớn của tôi không thể đến thăm thường xuyên. Một buổi tối mùa đông, tôi ra ngoài đi vệ sinh, bị trượt chân ngã. Tôi không thể dậy được, may mắn thay, con trai lớn đến và đưa tôi đến bệnh viện.

Lúc này, tôi đã gần 80, lần ngã này đã khiến tôi khó đi lại, phải ngồi yên một chỗ.

Bây giờ ai cũng bối rối, đều đi làm và không có thời gian chăm sóc mẹ. Con dâu thứ hai tuy đã nghỉ hưu nhưng ở nhà giúp con trai chăm sóc con và không có thời gian chăm sóc mẹ chồng.

Tôi cũng biết các con của mình đang gặp khó khăn, lúc này, tôi nói với các con: “Hay là gia đình các con tìm viện dưỡng lão, đưa mẹ vào viện dưỡng lão!”.

Sau khi nghe mẹ nói, các con nói: “Có ba đứa con không thể nào gửi mẹ vào viện dưỡng lão được. Ở viện dưỡng lão không thể chăm mẹ như các con được”.

Thấy con nói vậy, tôi bảo: “Mẹ cũng biết viện dưỡng lão không bằng ở nhà, nhưng các con đều có việc làm, mẹ không thể làm ảnh hưởng đến các con”.

Tôi 83 tuổi, nương tựa vào con cái là điều quá khó khăn: “Một mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con không nuôi được một mẹ”   - Ảnh 3.

Để chăm sóc mẹ, con trai cả của tôi đã nghỉ hưu. Con gái tôi đến vào mỗi cuối tuần, và tận dụng kỳ nghỉ đông và hè để chăm sóc mẹ.

2 năm sau, người con trai cả của tôi sức khoẻ cũng kém hơn, không còn sức lực để chăm sóc tôi nữa. Người con trai lớn bị bệnh, người con trai thứ hai và con gái phải đi làm, không còn cách nào khác là phải tìm viện dưỡng lão và gửi tôi vào viện dưỡng lão.

Con gái tôi nói: “Mẹ ơi, mẹ chịu khó một lát nhé. Chờ chị dâu khỏi bệnh rồi sẽ đưa mẹ về nhà. Một năm nữa con sẽ nghỉ hưu và sẽ chăm sóc mẹ”.

Thấy con nói vậy, bà Vương gật đầu, dù kìm nén nhưng nước mắt vẫn chảy ra. Có câu: “Một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con không nuôi nổi một mẹ”.

Thực ra, đôi khi không phải con cái bất hiếu mà là họ thực sự bất lực. Cha mẹ đã lớn tuổi, con cái cũng không còn trẻ nữa, có người sức khỏe không bằng cha mẹ, muốn phụng dưỡng cha mẹ nhưng lại không thể.

Theo Minh Nguyệt

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên