Tôi đau đầu khi biết mẹ mua vòng tay 31 triệu đồng: Có bao nhiêu tiền cống nạp hết cho bọn lừa đảo, giờ tôi phải làm sao?
Rất nhiều người già rơi vào bẫy lừa đảo, mang hết tiền tiết kiệm ra cống nạp.
- 05-04-2024Nóng: Nam ca sĩ nổi tiếng đối mặt với án tù 10 năm vì lừa đảo 31 tỷ của loạt nghệ sĩ
- 05-04-2024Người phụ nữ đến ngân hàng để chuyển khoản 35 đồng, giám đốc ngay lập tức gọi cảnh sát, phá vỡ đường dây lừa đảo tinh vi
- 15-03-2024Người đàn ông chi 1 tỷ đồng mua vé số nhưng trúng 140 triệu lại không đến nhận: Chủ hàng xổ số “chết lặng” vì cảnh sát tìm đến, 1 kẻ lừa đảo lộ diện
Bài viết là lời chia sẻ của Ngọc Ngọc, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc).
Gia đình tôi ở nông thôn, bố mẹ tôi đều là nông dân, tôi là chị cả, dưới tôi có 1 em trai kém tôi 6 tuổi. Tuy nhiên, khi tôi học cấp 2, một biến cố đã ập đến gia đình: Cha tôi bị đau tim và đột ngột qua đời. Sau khi cha qua đời, kinh tế gia đình vô cùng khó khăn. Để nuôi 2 chị em tôi, mẹ tôi đã phải xin việc vào nhà máy gần nhà. Cũng may em trai tôi hiểu chuyện, không nghịch ngợm và biết thương mẹ.
Cha mất khi mẹ tôi ngoài 30 tuổi nên có nhiều người đàn ông để ý tới mẹ, nhưng mẹ từ chối tất cả. Mẹ muốn toàn tâm toàn nuôi dạy chị em tôi nên người. Vì gia đình khó khăn nên học hết cấp 3, tôi nghỉ học đi làm phụ giúp mẹ. Thời điểm đó, tôi gửi về cho mẹ 1000 NDT/tháng (khoảng 3,4 triệu đồng).
Vài năm sau đó, tôi lấy chồng, mẹ tôi thách cưới nhà trai số tiền là 188.000 NDT (khoảng 649 triệu đồng). Nghe xong bạn trai tôi đã sững sờ, còn tôi hiểu phần nào tâm lý của mẹ. Mẹ cho rằng cha mất sớm, để nuôi dạy tôi là điều không hề dễ. Hơn nữa, mẹ thách cưới cao như vậy cũng là mong sẽ dành chút tiền cho em trai tôi.
Biết không thay đổi suy nghĩ của mẹ nên tôi và bạn trai đã cố gắng xoay sở được số tiền lớn. Chúng tôi lấy nhau và ở lại thành phố làm việc. Em trai tôi cũng tốt nghiệp đại học, đi làm và có nguồn thu, mẹ tôi giảm được gánh nặng, cuộc sống dần tốt đẹp lên.
Rồi em trai tôi cũng đến tuổi lập gia đình. Để chuẩn bị cưới vợ cho em, mẹ tôi đã dùng số tiền tích lũy được nhiều năm để mua nhà và chuẩn bị lễ cưới cho em trai tôi. Sau này, mẹ cũng sẽ đến sống cùng em trai tôi.
Mẹ tôi bị hệ thống đa cấp lừa đảo
Từ ngày xuống thành phố, mẹ thay đổi hoàn toàn thói quen chi tiêu. Lúc đầu chị em tôi vui mừng lắm vì thấy mẹ hạnh phúc khi mua sắm nhiều quần áo mới, trang sức và đi du lịch cùng bạn bè. Lương hưu hàng tháng của mẹ là 2000 NDT, em trai tôi cho thêm 1000 NDT, tôi biếu mẹ 1000 NDT. Như vậy mẹ có 4000 NDT/tháng (13,8 triệu đồng)
Kể từ đó, mẹ tôi dường như đã thay đổi, lương hưu hàng tháng của bà là 2.000 nhân dân tệ , nhưng bà lại xin tôi 1.000 nhân dân tệ và xin anh trai tôi 1.000 nhân dân tệ, tức là 4.000 nhân dân tệ một tháng.
Nhưng khi xông xênh tiền trong tay, mẹ bắt đầu mua sắm vô tội vạ. Trong một lần đến nhà em trai thăm mẹ, tôi bắt gặp thanh niên ăn mặc bảnh bao, trang phục công sở, trên tay cầm đủ loại thực phẩm chức năng, máy mát-xa, máy đo huyết áp, đồ gia dụng và mẹ đang chăm chú lắng nghe.
Nhìn thấy cảnh đó, tôi quá chán nản vì bao nhiêu lần góp ý, phân tích nhưng mẹ tôi không nghe. Mẹ thường tin vào những chương trình khuyến mãi, giảm giá của những kẻ tư vấn lừa đảo. Những đồ dùng mẹ tôi mua hầu như không sử dụng được hoặc hỏng hóc sau một thời gian. Cả khi em trai tôi góp ý, mẹ cũng nạt lại: "Tiền của mẹ, mẹ muốn mua gì là quyền của mẹ".
Mới đây khi trở về nhà, tôi thấy mẹ đeo một chiếc vòng mới. Vì tò mò nên tôi hỏi về nguồn gốc chiếc vòng, mẹ hồ hởi khoe mua chiếc vòng với giá 9000 NDT (khoảng 31 triệu đồng). Nghe xong, tôi xây xẩm mặt mày, tức giận đến mức bủn rủn tay chân. Mẹ kể, dì Hứa nhà tầng dưới có tư vấn về công dụng chữa bệnh thần kỳ của chiếc vòng, vì thế mẹ quyết định mang hết số tiền đang có ra mua.
"Vì quen biết với dì Hứa nên mẹ mới mua được giá 9000 NDT đó, chứ nếu là người khác mua ở cửa hàng thì giá chiếc vòng phải lên tới 20.000 NDT", nghe mẹ nói xong càng khiến tôi "bốc hỏa". Quả thật, giờ tôi không biết làm thế nào để giúp mẹ tỉnh ngộ, dù rằng đã phân tích, đưa ra nhiều trường hợp người già bị lừa gạt.
Đời sống Pháp luật