Tôi giúp mẹ "xử đẹp" 7 rắc rối nhà cửa, bà tủm tỉm cười khen: Con hơn cha là nhà có phúc!
Những mẹo vặt này rất hữu ích, bạn hoàn toàn có thể tham khảo để áp dụng!
- 20-12-2024Cụ bà 90 tuổi đi làm mỗi ngày nhờ minh mẫn: Bí quyết là kiêng 1 loại đồ uống, cùng 2 thói quen đơn giản chẳng tốn 1 xu
- 17-12-2024Mùa đông tắm nước nóng có tốt không? Hóa ra lâu nay nhiều người đã hiểu sai mà không biết
- 17-12-2024Cụ bà 105 tuổi vẫn minh mẫn, khỏe mạnh nhờ duy trì 1 thói quen không tốn 1 xu lại tốt cả thể chất lẫn tinh thần: Không phải chạy bộ hay ăn kiêng
Mẹ tôi là người quán xuyến mọi công việc nhà. Tuy nhiên, bà thường gặp nhiều rắc rối trong việc sắp xếp và sử dụng đồ đạc, nhiều thứ khá đơn giản và "vô tri" nhưng bà vẫn không thể xử lý được. Vậy nên tôi đã giao kèo với mẹ rằng nếu thấy vấn đề nào khó thực hiện thì mẹ có thể nhờ tôi tìm cách giải quyết.
Và đúng là tôi đã giúp mẹ dọn dẹp ít nhất 7 rắc rối liên quan đến việc nhà bếp và nhà cửa. Hiển nhiên là bà quá ưng, cứ liên tục khen ngợi tôi.
1. Sắp xếp lại tủ đông
Trước đây, tủ đông nhà tôi rất lộn xộn, đầy ắp các túi nhựa đựng thực phẩm. Mỗi lần cần lấy đồ, tôi phải đào bới một lúc mới tìm thấy, vừa tốn thời gian mà còn rất bất tiện.
Sau khi nghĩ ra cách, tôi đã gợi ý cho mẹ sử dụng túi giữ nhiệt để phân loại đồ trong tủ đông. Mỗi loại thực phẩm, như thịt sống, thịt chín hay đồ ăn đông lạnh, tôi đều cho vào từng túi riêng biệt. Cách làm này giúp dễ dàng tìm kiếm và lấy đồ mà không phải mất nhiều thời gian. Ngoài ra, nó còn giúp giữ cho thực phẩm không bị lẫn mùi vào nhau, đảm bảo vệ sinh hơn.
2. Xử lý mùi hôi từ ống thoát nước nhà bếp
Khi sửa nhà, hệ thống ống thoát nước ở bếp nhà tôi không được xử lý kỹ lưỡng, chỉ đơn giản là gắn ống thoát nước vào cống xả. Sau một thời gian, tôi bắt đầu cảm thấy mùi hôi xuất hiện, đặc biệt là trước khi trời mưa. Dù biết rõ vấn đề là do không kín, mẹ tôi đã thử dùng cách đặt túi nilonquanh ống để che lại, nhưng tôi không đồng ý với phương pháp này.
Thay vào đó, tôi dùng một chiếc túi nilon cắt bỏ phần tay xách, rồi trùm lên ống cống và buộc chặt lại. Sau đó, tôi lật phần túi lên và tiếp tục buộc kín vào miệng cống xả. Phương pháp này tạo ra một lớp kín nước kép, giúp ngăn mùi hôi từ cống thoát ra ngoài.
Sau khi thực hiện xong, mẹ nhìn tôi với ánh mắt vừa ngạc nhiên vừa tự hào, nhưng vẫn không quên trêu tôi: "Cũng biết nhiều thứ đấy!"
3. Lót giấy dưới kệ đựng gia vị
Kệ gia vị treo trên tường giúp tiết kiệm không gian và tránh phải di chuyển các chai lọ khi lau dọn mặt bàn, nhưng mẹ tôi vẫn không hài lòng vì mỗi lần lau kệ lại than phiền về bụi bẩn và dầu giấm khó lau chùi.
Vậy nên tôi đã gợi ý cho bà một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả: lót thêm một lớp giấy xuống dưới kệ đựng. Giấy ăn không chỉ giúp ngăn bụi và dầu mỡ mà còn rất tiện lợi khi cần thay mới, giúp kệ luôn sạch sẽ mà không cần lau chùi thường xuyên.
Sau khi thử, mẹ đã phải khen ngợi, nói rằng cách này thật tuyệt vời. Không những giúp bảo vệ kệ mà còn dễ dàng thay giấy khi bẩn, rất sạch sẽ và tiện lợi.
4. Tận dụng khe hở tủ lạnh
Tùy vào lối thiết kế mà tủ lạnh trong nhiều gia đình thường có một khe hở bên cạnh, nhiều người nghĩ không thể sử dụng vì quá nhỏ, thường xuyên bị bám bụi và cần dọn dẹp. Tuy nhiên, nếu biết cách tận dụng, chúng ta có thể biến khe hở này thành một không gian lưu trữ tiện lợi.
Ví dụ, mẹ tôi thường treo tạp dề ngay trong bếp, dù tôi đã nhiều lần nhắc mẹ cất đi, nhưng mẹ không muốn vì mỗi lần dùng lại phải mở ngăn kéo. Thay vì để tạp dề chiếm diện tích, tôi đã đề nghị mẹ treo nó vào khe hở của tủ lạnh bằng cách dùng móc treo hoặc móc nam châm.
Với cách này, khe hở không chỉ được tận dụng mà còn giúp mẹ dễ dàng lấy tạp dề mỗi khi cần mà không phải lo lắng về việc chiếm diện tích hay phải cất gọn vào ngăn kéo. Bên cạnh đó, những vật dụng ít dùng như thớt lớn cũng có thể được cất gọn ở đó, giúp không gian bếp trở nên gọn gàng hơn.
5. Giá treo móc
Mẹ lại có một thói quen khá lạ: khi lấy móc treo quần áo xuống, mẹ cứ nhét chúng vào trong tủ ban công một cách bừa bãi, đến nỗi mỗi lần mở cửa tủ là móc treo rơi lả tả xuống chân.
Sau vài lần bị "tấn công" bởi đống móc treo này, tôi quyết định lắp một giá đỡ riêng cho chúng. Mẹ tôi lúc đầu không hài lòng, cho rằng tôi đang lắp đặt 1 thứ thừa thãi. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, mẹ lại thay đổi ý kiến và khen ngợi sự tiện lợi của chiếc giá đỡ này.
Ưu điểm đầu tiên là giá đỡ được gắn ở góc khuất, không chiếm diện tích, giúp ban công giữ được vẻ gọn gàng, ngăn nắp. Ưu điểm thứ hai là việc lấy móc treo trên giá rất dễ dàng, không còn phải tìm kiếm lộn xộn như trước.
Ngoài ra, giá đỡ này có thể điều chỉnh chiều dài, khi không treo móc, tôi còn có thể sử dụng nó để phơi đồ lặt vặt như tất hay quần áo lót, tiện lợi hơn nhiều so với các loại giá treo cồng kềnh!
6. Tận dụng thùng giấy thành hộp đựng đồ
Mẹ tôi đã hỏi tôi về cách sắp xếp đồ trong ngăn kéo sao cho tiết kiệm nhưng vẫn hiệu quả. Đương nhiên không thể để mẹ thất vọng, vậy nên tôi đã bày cho bà 1 cách đơn giản đó là tận dụng những thùng giấy cũ, chia nắp hộp thành nhiều phần nhỏ để kết nối chúng thành ngăn chia, vừa vặn đặt trong ngăn kéo tủ.
Hiển nhiên mẹ tôi rất ưng ý món đồ này, bà cứ liên tục khen tôi sáng tạo và thông minh, khiến tôi phổng mũi cả ngày trời!
7. Dùng chai nhựa để tưới cây
Tôi nhận thấy mẹ thường dùng chai nhựa để tưới cây, nhưng đôi khi bà gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chính xác vị trí tưới. Vì vậy, tôi nghĩ ra một giải pháp đơn giản cho bà: Ở nắp cahi nhựa, tôi hở qua lửa để chúng mềm ra 1 chút, sau đó dùng đũa xuyên qua để tạo lỗ nhỏ. Cuối cùng là cắt bỏ phần đầu nhọn là có ngay một dụng cụ tưới cây tiện dụng, vừa tiết kiệm mà lại hiệu quả!
Nguồn: Toutiao
Phụ nữ số