MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tỏi là gia vị vàng trong mùa dịch bệnh nhưng ăn bao nhiêu tỏi mỗi ngày mới tốt?

04-03-2022 - 19:17 PM | Sống

Tỏi nên được đưa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, trừ khi bạn bị dị ứng hoặc ghét ăn loại gia vị này đến mức không thể chịu được.

Tỏi từ lâu đã được sử dụng trong rất nhiều món ăn nhờ sở hữu hương vị đặc biệt. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chúng là một trong những loại cây trồng lâu đời nhất được con người biết tới. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tài liệu về tỏi trong cả nền văn minh Ai Cập và Ấn Độ có niên đại cách đây khoảng 5000 năm.

Không chỉ mọc hoang ở Trung Á, tỏi hiện nay còn được trồng khắp nơi trên thế giới. Thống kê của Tạp chí World Atlas vào năm 2015 đã cho thấy, sản lượng tỏi trên thế giới ước tính đạt 25 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc chiếm khoảng 80% con số này, Ấn Độ xếp ở vị trí thứ hai. Hương vị và đặc tính linh hoạt của tỏi đã biến chúng trở thành một phần không thể thiếu trong hầu hết các món ăn.

Dưới đây là tổng hợp một số lợi ích tuyệt vời của tỏi khiến không ít người đưa loại gia vị này vào món ăn hàng ngày:

Rất giàu chất dinh dưỡng

Tỏi là gia vị vàng trong mùa dịch bệnh nhưng ăn bao nhiêu tỏi mỗi ngày mới tốt? - Ảnh 1.

Trên thực tế, do sở hữu hương vị cay nồng, tỏi không phải lúc nào cũng được tất cả mọi người ưa chuộng.

Tỏi chứa một lượng lớn các hợp chất có nguồn gốc thực vật là phytochemical, đem lại nhiều lợi ích khi được đưa vào chế độ ăn uống lành mạnh. Emmie Satrazemis, chuyên gia dinh dưỡng kiêm giám đốc Trung tâm dinh dưỡng Trifecta cho biết, những chất này đã được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên từ thời xa xưa.

Theo Josh Schlottman, huấn luyện viên cá nhân kiêm chuyên gia dinh dưỡng tại California, tỏi có khả năng chống lại bệnh tật, tránh viêm và thậm chí chữa lành vết thương. Loại gia vị này được sử dụng trong y học cổ truyền nhiều thế kỷ như một chất kháng sinh, kháng nấm và chống viêm.

Ngoài ra, tỏi cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chứa ít calo. Bằng cách tiêu thụ loại thực phẩm này, bạn sẽ được bổ sung một số chất dinh dưỡng quan trọng như mangan, vitamin B6, kẽm, lưu huỳnh, sắt, vitamin C, kali, canxi, magiê và selen.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Tỏi là gia vị vàng trong mùa dịch bệnh nhưng ăn bao nhiêu tỏi mỗi ngày mới tốt? - Ảnh 2.

Nếu bảo quản đúng cách như cất ở nơi thoáng mát, tỏi có thể để được đến 8 tuần.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra tỏi đóng vai trò trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ nhờ khả năng kiểm soát huyết áp cao và điều chỉnh nồng độ cholesterol.

Allicin được giải phóng khi nghiền nát, băm hoặc nhai loại gia vị này sống. Đây là hợp chất không chỉ tạo ra mùi hương đặc biệt của tỏi mà còn có công dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu .

Chống oxy hóa

Tỏi là gia vị vàng trong mùa dịch bệnh nhưng ăn bao nhiêu tỏi mỗi ngày mới tốt? - Ảnh 3.

Tỏi vẫn có thể được sử dụng ngay cả khi mọc mầm.

Không chỉ góp phần ngăn ngừa bệnh tật, tỏi còn có khả năng chống lại các gốc tự do, giảm mất cân bằng oxy hóa và chống viêm. Như đã đề cập, nhiều chất chống oxy hóa trong loại gia vị này như polyphenol và flavonoid có thể bảo vệ tế bào khỏi ảnh hưởng từ các gốc tự do.

Do đó, tiêu thụ tỏi là việc làm sáng suốt để giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến căng thẳng mãn tính và viêm nhiễm như ung thư, bệnh tim, tiểu đường, Alzheimer.

Kháng nấm và kháng khuẩn

Tỏi là gia vị vàng trong mùa dịch bệnh nhưng ăn bao nhiêu tỏi mỗi ngày mới tốt? - Ảnh 4.

Mọi người có thể để tỏi trong tủ lạnh nhưng không nên cất trong ngăn đá vì việc làm này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của chúng.

Gần đây, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để chứng minh khả năng chống virus, vi khuẩn và nấm nhờ allicin trong tỏi. Như đã đề cập, đây là hợp chất sở hữu đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ.

Các chuyên gia cũng đưa ra giả thuyết rằng một số hợp chất khác trong tỏi có tác dụng ngăn vi sinh vật có hại từ bên ngoài xâm nhập vào tế bào khỏe mạnh và cản trở khả năng phát triển của mầm bệnh.

Tăng cường hệ miễn dịch

Tỏi là gia vị vàng trong mùa dịch bệnh nhưng ăn bao nhiêu tỏi mỗi ngày mới tốt? - Ảnh 5.

Không chỉ mang lại hương vị đặc biệt cho món ăn, tỏi còn sở hữu nhiều lợi ích ít người biết tới.

Ngoài khả năng ngăn chặn mầm bệnh tấn công cơ thể, tỏi cũng góp phần cải thiện hệ miễn dịch bằng cách thúc đẩy phản ứng của tế bào bạch cầu. Hàm lượng lưu huỳnh trong loại gia vị này là lý do chủ yếu khiến chúng có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Một nghiên cứu đăng trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, hoạt động tế bào miễn dịch đã tăng đáng kể khi tiêu thụ chiết xuất tỏi già trong 90 ngày.

Từ đó, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận việc tiêu thụ chiết xuất tỏi già có thể tăng cường chức năng của tế bào miễn dịch và góp phần giảm mức độ nghiêm trọng của cúm, cảm lạnh.

Sở hữu đặc tính chống ung thư

Tỏi là gia vị vàng trong mùa dịch bệnh nhưng ăn bao nhiêu tỏi mỗi ngày mới tốt? - Ảnh 6.

Mọi người nên mua tỏi tươi, căng mọng, nặng, đồng thời tránh lựa chọn loại đã bóc vỏ, băm sẵn vì chúng thường sở hữu hương vị gắt hơn và có thể gây ra mùi hôi khi bảo quản trong tủ lạnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu thụ tỏi có thể bảo vệ bạn khỏi ung thư. Không những thế, các hợp chất có hoạt tính sinh học còn góp phần tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrients vào năm 2018 đã chỉ ra, chiết xuất tỏi tự chế sở hữu đặc tính chống ung thư trong cả thí nghiệm lẫn thực tế.

Nên ăn bao nhiêu tỏi?

Chuyên gia Josh lưu ý, bạn sẽ gặt hái được nhiều lợi ích hơn nếu ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày. Mọi người có thể dễ dàng đưa loại thực phẩm này vào các món ăn yêu thích từ mì ống, rau xào đến bánh mì.

Dù vậy, ngay cả khi tỏi sở hữu những công dụng tuyệt vời, tiêu thụ quá nhiều loại gia vị này có thể gây phản tác dụng. Việc làm tốt nhất là áp dụng một chế độ ăn lành mạnh cân bằng, kết hợp với lối sống phù hợp để gặt hái được lợi ích tối đa từ thực phẩm.

(Nguồn: Realsimple)

https://afamily.vn/toi-la-gia-vi-vang-trong-mua-dich-benh-nhung-an-bao-nhieu-toi-moi-ngay-moi-tot-2022022720592324.chn

Theo Nhung Mai

Trí thức trẻ

Trở lên trên