MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tối nay người Việt sẽ được xem cảnh Sao Mộc - Sao Thổ 'hợp nhất' lại thành một trên bầu trời, 800 năm mới có 1 lần

21-12-2020 - 17:29 PM | Sống

Tối nay người Việt sẽ được xem cảnh Sao Mộc - Sao Thổ 'hợp nhất' lại thành một trên bầu trời, 800 năm mới có 1 lần

Nếu bỏ lỡ dịp quan sát này, chúng ta sẽ phải chờ tới ngày 15/3/2080 để quan sát hai hành tinh tới gần nhau như vậy lần nữa. Sau đó, sao Mộc và sao Thổ sẽ không đến sát gần nhau trên bầu trời đêm của chúng ta cho đến tận năm 2400.

Những người yêu thích bộ môn thiên văn học tại Việt Nam sẽ được theo dõi một sự kiện thiên văn rât thú vị diễn ra vào tối nay (21/12).

Theo đó, hai trong số những hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời là Sao Thổ và Sao Mộc sẽ xuất hiện cực gần nhau trên bầu trời. Mặc dù Sao Mộc và Sao Thổ vẫn ở cách nhau hàng trăm triệu kilomet ngoài vũ trụ, nhưng khi chúng ta nhìn lên trên bầu trời đêm, cả 2 hành tinh sẽ gần như chập lại thành một chấm sáng nhỏ duy nhất. Đây được gọi là sự kiện "Đại giao hội" cực kỳ hiếm gặp, diễn ra lần đầu tiên sau 800 năm.

Tối nay người Việt sẽ được xem cảnh Sao Mộc - Sao Thổ hợp nhất lại thành một trên bầu trời, 800 năm mới có 1 lần - Ảnh 1.

Sao Mộc, Sao Thổ và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau vào tối nay (21/12)

Kể từ mùa hè năm nay, 2 thiên thể nói trên đã nằm khá gần nhau trên bầu trời. Từ ngày 16 đến ngày 25/12, Sao Mộc và Sao Thổ cũng đã xuất hiện ở khoảng cách cực gần, chỉ bằng 1/5 đường kính Trăng tròn.

Tuy nhiên, thời điểm chúng đến gần nhau nhất rơi vào ngày 21/12, tức ngày Đông Chí. Nếu bỏ lỡ dịp quan sát này, chúng ta sẽ phải chờ tới ngày 15/3/2080 để quan sát hai hành tinh tới gần nhau như vậy lần nữa. Sau đó, sao Mộc và sao Thổ sẽ không đến sát gần nhau trên bầu trời đêm của chúng ta cho đến tận năm 2400.

Theo các nhà thiên văn học, để có được trải nghiệm xem tốt nhất cho màn trình diễn ngoạn mục này, bạn sẽ cần phải ở một nơi nào đó gần đường xích đạo, đơn cử như ở Việt Nam. Nhưng nếu bầu trời quang đãng, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy sự kiện thiên văn này từ bất kỳ đâu trên Trái đất. Theo các nhà thiên văn học, cặp hành tinh này sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm khoảng một tiếng sau khi Mặt trời lặn vào mỗi buổi tối.

Tối nay người Việt sẽ được xem cảnh Sao Mộc - Sao Thổ hợp nhất lại thành một trên bầu trời, 800 năm mới có 1 lần - Ảnh 2.

Bức ảnh chụp qua kính viễn vọng cho thấy Sao Mộc cùng với các vệ tinh của nó nằm ở trên cùng góc trái, trong khi Sao Thổ xuất hiện ở góc dưới bên phải ảnh. (Nguồn: Kevin Parker - Svbony Group)

Nếu muốn quan sát, bạn cần hướng tầm mắt của mình về phía bầu trời phía Tây. Các trang web như Stellarium sẽ giúp tìm ra nơi bạn nên nhìn từ vị trí thuận lợi của mình. Đáng chú ý, nếu xem bằng kính viễn vọng, bạn có thể quan sát đồng thời được cả Sao Thổ và Sao Mộc cùng một số mặt trăng lớn nhất của chúng trong cùng một trường nhìn vào buổi tối hôm nay.

Trước sự kiện thiên văn cực kỳ đặc biệt và hiếm gặp này, nhiều người dùng trên thế giới đã nhanh chóng chia sẻ ảnh chụp Sao Thổ và Sao Mộc lên mạng xã hội. Trên MXH Twitter, từ khóa #jupitersaturnconjunction đã thống trị các xu hướng khi mọi người chia sẻ hình ảnh và video về hiện tượng này.

Tối nay người Việt sẽ được xem cảnh Sao Mộc - Sao Thổ hợp nhất lại thành một trên bầu trời, 800 năm mới có 1 lần - Ảnh 3.

Sao Thổ và Sao Mộc xuất hiện gần sát nhau vào rạng sáng 21/12 trên bầu trời thành phố Leeds (Anh).


Tối nay người Việt sẽ được xem cảnh Sao Mộc - Sao Thổ hợp nhất lại thành một trên bầu trời, 800 năm mới có 1 lần - Ảnh 4.

Trước đó, hai hành tinh này đã gần như chồng lên nhau trên bầu trời một thành phố tại Ấn Độ vào tối 20/12

Được biết, ngoài sự kiện nói trên, những người yêu thích thiên văn tại những cũng có thể theo dõi sự kiện mưa sao băng Ursids, vốn đã bắt đầu rơi từ ngày 17-12. Trận mưa sao băng cuối cùng trong năm này dự kiến sẽ bắt đầu rơi vào giai đoạn cực đại vào ngày 22/12. Tuy nhiên, ngay từ hôm nay, tần suất sao băng rơi mỗi giờ đã đủ lớn để chúng ta chiêm ngưỡng nếu điều kiện thời tiết cho phép.

Tổng hợp

Theo Anh Việt

Pháp luật và Bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên