Tới ngân hàng yêu cầu rút 300 nghìn, cụ bà bị nhân viên gây khó dễ: Chỉ bằng 2 câu nói, bà khiến cô nhân viên cứng họng câm nín
Đúng là gừng càng già càng cay.
- 22-09-2024Người phụ nữ gửi tiết kiệm hơn 34 tỷ đồng, sau 3 ngày số dư chỉ còn 0 đồng: Ngân hàng chối bỏ trách nhiệm, cảnh sát vào cuộc điều tra
- 22-09-2024Mẹ già 7 năm ròng chắt chiu từng đồng trả món nợ hơn 10 triệu đồng thay con trai đã khuất khiến giám đốc ngân hàng cũng phải rơi lệ
- 21-09-2024Cụ ông vay ngân hàng 1 tỷ đồng để mua nhà cho con trai, tưởng con chú tâm trả nợ, ai ngờ cất quỹ riêng để làm việc ‘‘động trời’’
Đầu tuần trước, tôi có chút việc phải tới quầy giao dịch của ngân hàng để nghe tư vấn, xin hỗ trợ trực tiếp. Hôm đó là thứ Ba, 7h40 tôi đã có mặt ở ngân hàng, chắc mẩm mình sẽ không phải đợi lâu vì đã cố gắng tới sớm, ấy vậy mà tôi vẫn chậm chân hơn cả chục người khác.
Lấy số xếp hàng xong, tôi định bụng chợp mắt một chút vì dù sao cũng còn khướt mới tưới lượt mình. Tuy nhiên, câu chuyện của một cụ bà với cô nhân viên quầy giao dịch đã khiến tôi không thể nhắm nổi mắt, đầu óc cũng như bị “chích điện”, tuyệt nhiên không còn mơ màng ngái ngủ nữa.
01
Theo quan sát của tôi, cụ bà ấy chắc khoảng ngoài 70 tuổi. Ngồi xuống ghế ở quầy giao dịch, đối diện nhân viên ngân hàng, mà móc trong vạt áo sa-tanh chiếc thẻ căn cước công dân, rồi bảo bạn nhân viên:
- Con ơi, bà muốn rút 300 nghìn, căn cước công dân của bà đây con.
Cách bà gọi bạn nhân viên là con và xưng bà khiến tôi và nhiều người xung quanh chú ý, tự nhiên một cảm giác thân thương trồi lên trong lòng. Dẫu vậy, phản ứng của cô nhân viên ngân hàng khiến ai nấy cũng bất ngờ, mà gọi là bức xúc có lẽ sẽ đúng hơn.
- Rút có 300 nghìn mà bà cũng lặn lội tới quầy giao dịch. Ngay cái cửa ra vào có cái cây ATM đấy, bà ra đút thẻ vào tự rút là được.
Nghe cô nhân viên nói vậy, bà lại lục đục tìm trong túi áo, móc ra quyển sổ và 1 chiếc túi vải nhỏ.
- Thế con xem trong này có cái thẻ con vừa nói không, con rút giúp bà. Chứ bà chẳng biết làm mấy cái này con ơi!
Mặt cô nhân viên bỗng nhăn lại, cô vừa thở dài vừa nói:
- Thôi bà đưa căn cước đây. Đã mất công rút thì hay bà rút vài triệu luôn đi chứ rút có 300 nghìn, tiêu vài bữa hết, lại mất công đi rút tiếp.
- Không con ơi, bà chỉ cần đúng 300 nghìn thôi, còn thiếu đúng chừng đó thôi con à.
- Chẳng hiểu sao bà cứ tự rước việc vào người.
Cuộc hội thoại đến đây đã khiến rất nhiều người bực bội, nhưng sáng ngày ra, có lẽ chẳng ai muốn rước phải chuyện ồn ào vào người cho hỏng cả tâm trạng, nên cũng chỉ im lặng lắc đầu. Có người bức xúc quá cũng chỉ với sang người ngồi cạnh, thì thầm chê bai cái cô nhân viên trẻ mà thái độ hỗn hào, ăn nói cộc lốc chẳng biết trước biết sau.
- Thôi bà đổi ý rồi, con bà rút hết tiền tiết trong tài khoản con ạ, cho đỡ mất công ra ngân hàng nhiều lần.
Nghe bà nói vậy, cô im lặng khoảng chừng 10 giây, thao tác gì đó trên máy tính rồi đột nhiên hạ tone giọng, cơ mặt giãn hẳn ra, vừa cười vừa bảo bà:
- Ôi bà ơi bà đi một mình mà mang theo chừng đó tiền, con nghĩ là không an toàn đâu, nên thôi con rút cho bà 300 nghìn luôn bây giờ đây.
- Không, con cứ rút hết cho bà.
Tôi bỗng dưng tò mò, không biết trong tài khoản của bà đang có bao nhiêu tiền mà lại khiến cô nhân viên thay đổi thái độ còn nhanh hơn cả lật bánh tráng như thế. Khoảng 10 phút sau, cô ôm 1 túi tiền ra, đưa cho bà và bảo bà đếm lại xem đã đủ hay chưa. Tuy nhiên, bà chỉ rút đúng 1 tờ 200 nghìn và 1 tờ 100 nghìn từ cái bọc tiền ấy, rồi tiếp tục nói với cô nhân viên:
- Cảm ơn con, giờ con cho bà gửi lại số tiền này vào tài khoản con nhé.
Bà vừa nói vừa cười, đút 300 nghìn vào túi. Gương mặt phúc hậu của bà không có vẻ gì là đang hằn học hay trách móc cô gái đáng tuổi con cháu mình. Còn cô nhân viên ngân hàng thì khỏi cần nói, hổ thẹn không dám nhìn thẳng vào mắt bà, chỉ lí nhí một từ vâng.
Trước khi ra về, bà vẫn lịch sự cảm ơn cô nhân viên vì đã hỗ trợ bà, còn không quên chào bác bảo vệ cũng tầm tuổi mình đang ngồi trước cửa: “Ông làm nhé, tôi về đây, có 300 nghìn thôi mà cũng mất gần nửa tiếng mới rút được ông ạ” .
02
Chuyện đã xảy ra từ cách đây gần 1 tuần nhưng tôi vẫn không thể ngừng nghĩ về nó, mà càng nghĩ lại càng thấm thía câu nói “gừng càng già, càng cay”.
Nhân viên quầy giao dịch ở ngân hàng, một ngày có khi phải tiếp cả trăm lượt khách, mà giả sử ai cũng chỉ rút vài ba trăm ngàn, chắc họ cũng mệt mỏi lắm. Nhưng trong hoàn cảnh ấy, khi khách hàng là một người đáng tuổi ông bà mình, mà cô lại trưng ra cái thái độ hoạch họe, thay vì nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn bà, rõ ràng, chẳng ai có thể thông cảm được.
Chưa kể, tôi nhận ra cách cô phản ứng với yêu cầu của khách hàng còn khiến công việc của cô thêm phần nặng nề, mỏi mệt. Cũng may là hôm đó, không có ai quay lại thái độ cũng như cách cô gây khó dễ cho bà và up lên mạng, chứ nếu không, có khi giờ này cô đã bị khiển trách vì làm xấu hình ảnh của cả một ngân hàng.
Trong khi người ta phải chi bộn tiền để xây dựng thương hiệu, thì chỉ cần một hành động nhỏ, một thái độ không đúng mực với khách hàng của những nhân viên như cô, có thể khiến công ty, doanh nghiệp tổn thất nặng nề.
Bản thân tôi không phải người làm việc trong ngành dịch vụ giống như cô nhân viên ngân hàng ấy, nhưng tôi chợt nhận ra rằng đã đi làm công ăn lương, điều quan trọng nhất chính là phải làm tốt những gì thuộc phận sự, trách nhiệm của mình, với thái độ biết ơn, trân trọng công việc mang lại cho mình nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống. Có như vậy, mỗi ngày đi làm sẽ bớt áp lực, bớt đi khối chuyện phải than ngắn thở dài.
Vì suy cho cùng, có khi bao nhiêu chuyện tiêu cực, bực mình ấy lại do tự mình rước vào người, do thái độ hằn học cuộc sống lẫn cuộc đời của mình, chứ có phải do bất kỳ ai khác đâu?
Nhịp sống thị trường