MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tôi "nghỉ hưu" năm 30 tuổi với tài sản triệu đô để rồi nhận ra rằng tiền bạc không phải là hạnh phúc

04-07-2018 - 14:56 PM | Sống

Cuối cùng tôi cũng hiểu tại sao con người luôn không cảm thấy hạnh phúc.

*Chia sẻ của Grant Sabatier trên Millennial Money

Từ khi rời khỏi thương trường 8 tháng trước, tôi đã có rất nhiều thời gian và không gian để suy nghĩ.

Ngoài cảm giác tuyệt vời khi có thể thức dậy bất cứ lúc nào mỗi sáng và làm những gì mình muốn, độc lập về tài chính còn khiến bạn có thể hiểu sâu hơn về chính mình. Cưỡi trên những con sóng cảm xúc, bạn sẽ thấy bản thân trưởng thành và mở rộng theo nhiều hướng hơn bạn nghĩ.

Nó cũng có thể đi kèm với sự cô đơn. Đã có lúc tôi nhớ đến những buổi hẹn với đồng nghiệp cũ hoặc khách hàng. Thế nhưng lúc đó tôi cũng không thể ngủ ngon hơn, cảm thấy yên tâm hoặc bình tĩnh hơn bây giờ. Tôi mất tới 6 tháng để hoàn toàn quên lối sống hối hả, cạnh tranh trên thương trường và phục hồi. Giờ đây, mọi thứ mở ra một cách rõ ràng với tôi, điều chỉ có khi tôi có nhiều thời gian và không gian hơn.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về sự thành công và ý nghĩa của nó đối với mình.

Tôi nghỉ hưu năm 30 tuổi với tài sản triệu đô để rồi nhận ra rằng tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 1.

Từ 2010 đến 2015, tôi nghĩ thành công là khi đạt được sự độc lập về tài chính vì thế tôi quyết tâm kiếm đủ số tiền cho mình sống từ giờ đến cuối đời. Từ 2015 đến 2017, thành công với tôi là được thoát khỏi thương trường và sớm "nghỉ hưu". Từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, thành công là hoàn thành cuốn sách Tự do Tài chính mà tôi ấp ủ từ lâu. Nhưng bây giờ thì sao?

Tôi càng cố xác định, ý nghĩa của thành công càng khó nắm bắt. Sau đó, nó khiến tôi bị tổn thương.

Với tôi, thành công không phải có nhiều tiền mà là được bình yên.

Tôi chỉ muốn cảm thấy bình yên. Tôi muốn cảm thấy bình tâm và tự tại. Tôi muốn cảm thấy mình còn sống. Tuổi muốn cảm nhận thấy bản thân với thế giới và với chính mình. Tôi không muốn bị giam cầm trong những lo lắng về tiền bạc hay tương lai. Tôi muốn cảm thấy thoải mái. Giống như tôi nghe thấy nhịp tim của mình. Giống như tôi đang ở đúng vị trí của mình. Đó là một cảm giác bình yên, dễ chịu.

Trong tuần qua, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain tự tử. Người đàn ông này dường như có mọi thứ, tiền tài, danh vọng, được trả tiền để du lịch khắp thế giới... Vậy tại sao ông ấy không cảm thấy hạnh phúc?

Sau khi nghe dữ, tôi bắt đầu xem lại các cuộc phỏng vấn của Anthony để xem có bất cứ mạnh mối, gợi ý nào trong lời nói thể hiện rằng ông không cảm thấy hạnh phúc. Trong cuộc phỏng vấn với Fast Company, Anthony đã đưa ra lời khuyên cho giới trẻ. Lời khuyên này chuẩn mực và không có gì để phàn nàn. Ông ấy mong các bạn trẻ hãy chấp nhận rủi ro, đừng lo lắng quá nhiều, tích cực khám phá, sống cởi mở và từ bi. Tuy nhiên ở phần sau của cuộc phỏng vấn ông đã chia sẻ về cơn ác mộng tồi tệ nhất đời mình. Cơn ác mộng đó là tất cả mọi người đều đồng ý với những gì ông ấy nói, điều khiến ông cảm thấy buồn chán.

Tôi nghỉ hưu năm 30 tuổi với tài sản triệu đô để rồi nhận ra rằng tiền bạc không phải là hạnh phúc - Ảnh 2.

Anthony Bourdain

Thành công với Anthony Bourdain rõ ràng là có quyền tự do làm bất cứ điều gì mình muốn nhưng cuối cùng tự do là chưa đủ. Thực tế, chính sự tự do ấy đã làm ông tổn thương vì nó khiến ông không còn bị thách thức, không còn được thôi thúc sáng tạo như hồi mới bắt đầu sự nghiệp.

Rõ ràng Anthony đã đạt đến mức độ thành công mà nhiều người mong ước nhưng sau khi đạt được nó ông đã không biết mình nên làm gì tiếp theo. Thậm chí, đến một thời điểm nào đó, những chuyến du lịch vòng quanh thế giới mà ông được trả tiền để đi chỉ như một thói quen, không còn bất cứ sự thu hút nào.

Có lẽ Anthony đã đánh mất niềm vui của mình. Có lẽ niềm vui ấy chưa đủ với ông. Có lẽ ông đã không thể tìm thấy sự bình yên. Trong cuộc đời mình, có những thời điểm ông dành 200 ngày trong năm để di khắp nơi và nhiều bạn bè của ông tự hỏi rằng có phải ông không ngừng làm việc để cố trốn tránh một điều gì đó.

Điều gì khiến Anthony không cảm thấy bình yên? Tại sao điều này lại xảy ra? Tại sao rất nhiều người trên thế giới này không hề cảm thấy hạnh phúc?

Tất nhiên là có rất nhiều lý do và có thể mất vài năm để làm sáng tỏ những nguyên nhân khiến chúng ta không hạnh phúc. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng điều này có liên quan tới những gì chúng ta nghĩ sẽ làm để cảm thấy hạnh phúc hoặc những gì chúng ta nói sẽ làm để hạnh phúc cũng như định nghĩa thành công của mỗi người.

Khi theo dõi ai đó trên Instagram, chúng ta vừa vô tình và vừa cố tình so sánh bản thân với họ. Đó là điều rất bình thường và là cách bộ não của chúng ta hoạt động.

Thông thường khi dùng mạng xã hội, tôi luôn cảm thấy lo lắng, tôi luôn suy nghĩ tại sao Instagram của mình không có nhiều người theo dõi? Tại sao không ai bình luận dòng trạng thái của mình trên Twitter? Tại sao không ai like những gì tôi viết? Tôi có nên đăng nhiều trạng thái hơn không? Tôi đăng có 1.800 trạng thái trong 3 năm trong khi người khác đã đăng hơn 30.000 trạng thái...

Những cảm xúc ấy không biểu lộ ra bên ngoài nhưng vì một lý do nào đó tôi không thể không cảm thấy chúng. Đó là một trong những lý do khiến tôi lập tài khoản Instagram rất muộn. Tôi thực sự ghét cảm giác lo lắng mà mạng xã hội mang tới. Nhưng tôi lại muốn xem cập nhật từ đồng nghiệp cũ và đôi khi muốn tán gẫu với họ.

Tôi không thể tưởng tượng được cảm giác của những thanh niên 20 tuổi, những người dành rất nhiều thời gian mỗi ngày cho mạng xã hội. Nhưng tôi chắc rằng mạng xã hội khiến họ lo lắng và không cảm thấy hạnh phúc. Tuần vừa qua, một nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm ở Mỹ đang ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là trong lứa tuổi từ 12 đến 17. Rõ ràng các em, thế hệ tương lai của chúng ta đang phải trải qua sự căng thẳng từ rất sớm và sau này cuộc sống chắc chắn không dễ dàng hơn với các em.

Giới trẻ ngày nay cũng dang tiêu tốn rất nhiều thời gian và thậm chí cả tiền bạc chỉ để có một bức ảnh hoàn hảo trên Instagram. Nghiên cứu gần đây của Chase cho thấy 77% thanh thiếu niên sẵn sàng trả tới 137 USD để có một bức ảnh Instagram đẹp nhất.

Và thậm chí, một cô gái trẻ tại Mỹ còn sẵn sàng vay nợ 10.000 USD để có cuộc sống hào nhoáng trên Instagram.

Chúng ta muốn trông như một người thành công. Chúng ta khao khát khoe sự thành công của bản thân mình ra bên ngoài. Nhiều người trong chúng ta tin rằng thành công là có công việc mới lương cao hơn, tài sản tăng thêm 10.000 USD hoặc mua một chiếc xe mới, hoặc mua nhà mới, hoặc được du lịch khắp thế giới, có một bức ảnh Instagram hoàn hảo hoặc thậm chí được độc lập về tài chính.

Chúng ta cũng đang rất bận rộn. Có thể coi bận rộn là một đại dịch khắp thế giới.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà chúng ta phải theo đuổi thành công và cảm giác phấn khích khi hoàn thành một dự án, được thăng chức hoặc giành một hợp đồng mới. Chúng ta nghĩ rằng theo đuổi sự nghiệp, cạnh tranh trên thương trường khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng thực tế đó chỉ là những thứ bên ngoài, để thực sự bình yên và hạnh phúc bạn phải tìm hiểu sâu về bản thân mình và tự hỏi mình có thực sự muốn làm công việc đó hay không.

Trong cuộc sống bận rộn, sẽ có những lúc bạn phải tự hỏi bản thân rằng mình có thực sự sống tốt hay không. Hoặc chúng ta sẽ tự hỏi rằng chúng ta có thực sự yêu cuộc đời mình hay không. Thật dễ để quên những câu hỏi đó và quay trở lại nhịp sống bận rộn bởi chúng ta đang lẫn lộn giữa được sống và cố bận rộn để cho qua ngày.

Trên hành trình của riêng mình, tôi đã học được rằng thành công không phải là giàu có, không phải là được thăng chức, giành được một dự án lớn hay mua một chiếc xe mới. Thành công và hạnh phúc không tới từ bên ngoài. Chúng đến từ bên trong.

Bạn cần phải sống cuộc sống của riêng bạn không phải sống cho người khác. Nếu bạn so sánh chính mình với bất kỳ ai khác, bạn sẽ luôn cảm thấy không bằng ai. Sẽ không bao giờ là đủ. Bạn không nên đánh giá bản thân so với bạn bè hoặc bất cứ ai đó trên Instagram, Facebook... Bạn chỉ nên so sánh bản thân với chính bạn và bạn sẽ thay đổi. Bạn sẽ trưởng thành và thay đổi rất nhiều lần trong cuộc đời mình.

Thường rất khó tìm thấy sự bình yên bởi chúng ta luôn thay đổi. Tôi thực sự trở thành một người khác khi bắt đầu hành trình tự do tài chính năm 24 tuổi. Tôi thiền và thích tập yoga. Tôi xem múa ballet và thích ngắm chim, tôi đoán mình đã trở thành một ông già ở tuổi 33. Tôi thích ngồi ở nhà và tối thứ 7 để nghe nhạc hoặc đọc sách. Hãy để bạn trưởng thành, trưởng thành là sự sống.

Được độc lập về tài chính, được "nghỉ hưu" sớm là điều tuyệt vời nhưng cũng có thể khiến bạn mắc chứng nghiện tiền ở một dạng khác. Nếu cứ chăm chắm ngắm những bảng cân đối tài chính hoặc quá chú ý vào mục tiêu tiết kiệm tiếp theo, bạn sẽ bỏ lỡ những thứ quan trọng khác trong cuộc đời. Tự do tài chính chỉ thực sự có ý nghĩa nếu bạn sống một cuộc sống mà bạn yêu thích.

Thay vì những con số, những bảng cân đối tài chính, một bộ sưu tập những thứ đắt tiền, một Instagram được sắp xếp hoàn hảo, hãy đánh giá sự thành công bằng cách xem bạn cảm thấy bình yên như thế nào.

Theo Millennial Money

Theo Chíp

Trí thức trẻ

Trở lên trên