Tôi nỗ lực làm việc, tính cách hướng nội, vì sao vẫn có người nói xấu sau lưng?
Ở nơi làm việc cũng là cùng một đạo lý, bạn yếu thì người khác sẽ mạnh, dù bạn có nỗ lực trong công việc bao nhiêu, nếu trông bạn dễ ức hiếp, dễ bóp nát như quả hồng chín, vậy thì khi gặp phải người có nhân phẩm không tốt, họ sẽ chẳng nể nang gì mà làm tổn thương bạn.
- 02-09-2020Cân bằng giữa tính cách người hướng nội và người hướng ngoại là một tài sản: Lợi thế thành công nằm trong tay những người hướng trung
- 26-06-2020Nói thật lòng là tôi rất "sợ" những người hướng nội
- 12-05-2020Người hướng nội thường rất giỏi giang và lợi hại: 4 lý do khiến họ thành công hơn người
Một người em khóa dưới đại học gần đây có nhắn tin tâm sự với tôi rằng: "Gần đây có xảy ra một chuyện khiến em rất buồn, em làm ở công ty này 3 năm rồi, làm việc rất nỗ lực, chỉ có điều tính cách khá hướng nội, nhưng gần đây em mới biết, có đồng nghiệp nói xấu sau lưng em."
Lấy một ví dụ, khi vẫn còn đi học, tôi cũng từng biết được câu chuyện về vấn nạn bắt nạt nơi học đường, có một nam sinh thấy một bạn nữ khác nhà nghèo, tính tình lại hướng nội, vì vậy mà thường xuyên ức hiếp, nói những lời không hay về bạn nữ đó.
Vì sao cậu ta lại cứ phải bắt nạt bạn nữ sinh ấy, suy cho cùng, cũng chỉ là vì bạn nữ ấy không có khả năng làm tổn thương người khác, dù có bắt nạt rồi thì đối phương cũng sẽ không phản kháng lại.
Ở nơi làm việc cũng là cùng một đạo lý, bạn yếu thì người khác sẽ mạnh, dù bạn có nỗ lực trong công việc bao nhiêu, nếu trông bạn dễ ức hiếp, dễ bóp nát như quả hồng chín, vậy thì khi gặp phải người có nhân phẩm không tốt, họ sẽ chẳng nể nang gì mà làm tổn thương bạn.
Lúc trước có một vị đồng nghiệp, trong mắt chúng tôi, anh ấy là một người vô cùng tốt bụng, bình thường cũng không thích nói chuyện lắm, nhưng trong công việc lại luôn rất nghiêm túc, thỉnh thoảng người khác đùa một chút, anh ấy cũng mỉm cười đáp lại. Lâu dần, người khác nhiều khi đùa hơi quá, thấy anh ấy không phản ứng lại, liền lấy khuyết điểm của anh ấy ra làm chuyện để bàn tán.
Lâu dần, ấn tượng của người khác với anh ấy cũng xấu đi, dù sao thì anh ấy cũng chẳng thanh minh hay giải thích gì. Quan trọng nhất là, có đồng nghiệp, công việc của mình không hoàn thành, lại bảo anh ấy làm, kết quả anh ấy giúp rồi nhưng lại mắc khá nhiều lỗi, thế là tự nhiên lại bị lãnh đạo mắng.
Anh ấy rõ ràng có thể né, dẫu sao thì đó cũng không phải việc của anh ấy.
Có lẽ có người sẽ nói, vì sao những người tốt ở nơi làm việc lại không được đối xử tốt? Có thể phân tích một chút từ hai phương diện này.
Thứ nhất: tính cách hướng nội, khiến người khác cảm thấy bạn yếu đuối
Trong mắt nhiều người, người có tính cách hướng nội là người dễ bị người khác "bày trò" nhất. Nói bạn đi đông bạn đi đông, nói bạn làm gì bạn làm cái đó, thực ra kiểu người như này rất dễ bị người khác ức hiếp.
Tâm lý của con người thường là bắt nạt kẻ yếu sợ hãi kẻ mạnh, đối với người yếu đuối hơn mình, họ sẽ nảy sinh tâm lý áp chế. Trong tâm lý học, có một hiệu ứng nổi tiếng mang tên "hiệu ứng đá mèo" (Một vị chủ tịch có một cuộc họp quan trọng trong việc tái cơ cấu công ty, nhưng do mải đọc báo nên ông đã quên mất thời gian. Để không bị trễ, ông đã phóng xe rất nhanh đến chỗ làm, kết quả là ông nhận được vé phạt của một người cảnh sát giao thông cáu kỉnh và tất nhiên là ông đã đến muộn. Ông trở lại văn phòng với tâm trạng tức giận, gọi một người quản lý bán hàng vào phòng và quát mắng anh ta thậm tệ. Người quản lý này giận dữ trở lại văn phòng của mình, và gọi cô thư ký vào chỉ trích về việc anh ta giao cho mà cô này chưa làm. Cô thư ký tức giận tìm đến người làm ăn thời vụ và trách móc anh ta rằng vì anh ta mà cô bị ăn chửi. Người nhân viên thời vụ này mang tâm trạng bực tức về nhà và quát mắng đứa con trai về một việc gì đó. Đứa con trai như bị oan, tức giận, đúng lúc có con mèo đi qua, cậu ta tung chân đá thẳng vào con mèo. Con mèo vô hại không hiểu chuyện gì xảy ra), mặc dù thứ nó ám chỉ đến là sự lây lan của cảm xúc, nhưng có một điều mấu chốt ở đây đó là cảm giác không hài lòng với những đối tượng yếu hơn hoặc cấp bậc, vị trí không bằng mình, và sau đó tạo ra một loạt phản ứng dây chuyền.
Nó giống như kim tự tháp vậy, trải tuột từ trên đỉnh xuống.
Vài ngày trước tôi có đọc qua một tin tức nói rằng ở một nhà máy điện tử nổi tiếng nào đó, có một quản lý vứt thẻ làm việc của nhân viên mới xuống đất, để họ phải cúi xuống nhặt! Sao phải làm thế? Đưa vào tay những nhân viên ấy như vậy khó lắm sao?
Nói trắng ra, vì họ cho rằng mình là người có quyền, mình là lãnh đạo của họ, thấy bọn họ dễ bắt nạt nên muốn làm gì thì làm.
Là quản lý nhưng lại có hành vi như vậy, đó chẳng phải là lạm quyền quá mức ư, động chạm tới tự tôn của người khác, chỉ có thể nói là nội bộ quản lý có vấn đề.
Ở nơi làm việc, dù bạn có nỗ lực, nghiêm túc ra sao, nhưng nếu trông bạn dễ bắt nạt, dễ nhờ vả, dù bạn có muốn yên ổn làm việc thì người khác cũng sẽ không cho bạn cái cơ hội ấy.
Là một người đi làm, bạn phải có cho mình nguyên tắc, giới hạn của bản thân, bạn có thể tốt bụng, có thể hướng nội, nhưng cũng phải cứng rắn một chút, có những cái đừng đi giúp người khác, giúp nhiều rồi thành quen, người khác sẽ được nước lấn tới mà sai bảo bạn. Khi bạn đủ "cứng", người khác ắt không dám tùy tiện động vào bạn.
Thứ hai: Không thích giao lưu với người khác, dễ bị người khác cho là không hòa đồng, thậm chí còn có người nói khó nghe hơn là "tự kỉ"
Lúc nhỏ, cha mẹ luôn khích lệ chúng ta năng kết bạn, vì sao? Vì họ hi vọng chúng ta hòa đồng với bạn bè. Chúng ta đều biết, trong quan hệ xã hội, quen biết rộng hay có chỗ dựa đang ngày một trở nên quan trọng. Nó có thể thêm vào điểm năng lực cho bạn, nâng cao giá trị của bạn.
Đặc biệt là ở nơi làm việc, dù bạn rất nỗ lực, nhưng lại không thích giao lưu với người khác, nó rất dễ khiến bạn phải đi rất nhiều đường vòng hoặc chí ít là khó có thể tìm được con đường nhanh nhất để đến với thành công.
Không phủ nhận, trong hiện thực cuộc sống, những người giỏi ăn nói, EQ cao, dù năng lực không có giỏi nhưng họ vẫn sẽ được người khác ủng hộ, giúp họ giải quyết được nhiều vấn đề.
Mặc dù nói cần phải giữ khoảng cách nhất định với đồng nghiệp, nhưng tôi cho rằng, nơi làm việc là một tập thể, bạn không nhìn lên thì cũng phải nhìn xuống, ít nhiều gì cũng cần tới sự giúp đỡ của người khác. Đặc biệt là làm nghề chăm sóc khách hàng, có khi bạn khá bận rộn, khách hàng khác gọi tới bạn nhưng bạn không thể tiếp được, lúc này, có sự giúp đỡ của đồng nghiệp khác chẳng phải sẽ tốt hơn ư.
Nếu không có ai để nhờ, bạn sẽ trở nên rất bị động, không biết phải làm sao.
Đây là lý do vì sao giữa đồng nghiệp lại cần có sự qua lại, ít nhất, vào thời khắc quan trọng, họ cũng có thể giúp chúng ta giải quyết khó khăn trước mắt.
Bên cạnh chúng ta, có những người mới tới công ty 2,3 tháng đã có thể thăng chức lên làm chủ quản. Giống như trường hợp ở công ty cũ của tôi, có một đồng nghiệp đến sớm hơn lứa chúng tôi 1 tháng, tôi phát hiện ra ở anh ấy có một đặc điểm là giỏi ăn nói, có chính kiến và rất hòa đồng với mọi người. Ngược lại những người dù làm khá lâu nhưng lại không thích giao lưu với người khác, chỉ quanh quẩn với chính mình, thành tích cũng bình thường.
Vì vậy, bạn cần phải biết, nỗ lực của một người cần phải có phương hướng, tìm đúng phương hướng rồi, thiết lập nguyên tắc của mình mới có thể giúp bạn nhận được kết quả tốt dù chỉ bỏ ra một nửa công sức.
Tất nhiên, người khác cũng không thể nào mà nói xấu bạn được nữa. Trông thấy năng lực của bạn xuất chúng, người khác tự nhiên sẽ chủ động ngậm miệng lại thôi.
Còn bạn, bạn nghĩ mình phải làm gì mới không bị người khác ức hiếp ở nơi làm việc?
Báo Dân Sinh