Tôi phụng dưỡng cha mẹ cả đời vẫn bị chê bất hiếu, em trai biếu đôi giày 200.000 đồng được khen hết lời, kiểu thiên vị này thật bất công!
Không ít cha mẹ có sự thiên vị con cái vô lý, bất công.
- 25-01-2024Cha mẹ làm nông nhưng vẫn có cả gia tài: Cả đời tiết kiệm sẽ được đền bù xứng đáng
- 24-01-2024Lừa bố mẹ già 80 tuổi chuyển hết tài sản cho cháu trai rồi đuổi vào viện dưỡng lão, 5 tháng sau cặp vợ chồng gặp quả báo bị nhóm tội phạm cuỗm sạch tiền: Giá như bớt tham!
- 17-01-2024Chuyển 3 tỷ đồng cho bố mẹ mua nhà, mấy năm sau ngỡ ngàng thấy người lạ đứng tên sổ đỏ: Lý do đáng ngẫm!
Bài viết là lời tâm sự của một người đàn ông, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc):
Tôi là Trình Lâm, 48 tuổi ở Trung Quốc, là anh trai cả trong gia đìng 3 anh em, phía dưới tôi là em gái, em trai. Vì cách các em nhiều tôi nên sau này, tôi là trụ cột gia đình, phải một mình chăm sóc các em và cha mẹ già. Từ nhỏ, tôi đã làm rất nhiều việc như kiếm củi, đốn củi, dọn dẹp nhà cửa, trồng ngô khoai, cho lợn gà ăn hàng ngày,... Tôi không nề hà bất cứ việc gì.
Hồi nhỏ, thành tích học tập của tôi khá tốt, là lớp trưởng trong nhiều năm. Nhưng đến lớp 7, tôi phải nghỉ học giữa chừng, nhường cơ hội học tập cho các em vì gia đình quá khó khăn. Đến khi các em khôn lớn trưởng thành, lập gia đình thì tôi mới yên tâm lấy một cô gái làm ruộng làng kế bên. Nhờ chăm chỉ làm lụng cùng kinh doanh nhỏ lẻ nên chúng tôi đã xây được nhà cao cửa rộng, cuộc sống tạm gọi là ổn định.
Tuy các em giờ có gia đình riêng, không còn sống chung nhưng vào ngày lễ Tết hay cuối tuần, tôi vẫn thường bảo các em về nhà ăn cơm chung cho vui. Có đồ ăn ngon, rượu ngon, tôi cũng gọi các em qua thưởng thức, dù nhiều lần các em khước từ. Còn bố mẹ tôi thì giờ già yếu, không còn khả năng cấy gặt nên ở nhà trông các cháu. Hàng tháng, tôi vẫn gửi bố mẹ tiền tiêu vặt để bố mẹ mua những gì mình thích.
Trong 2 người em tôi, tôi khá buồn vì người em trai. Cậu ấy ít liên lạc với gia đình, sau khi kết hôn có cuộc sống sung túc ở thành phố, cách quê khoảng 80km. Nhưng cậu ấy chẳng mấy khi gọi điện hỏi thăm sức khoẻ bố mẹ, chỉ về nhà vào Tết Nguyên đán. Cậu ấy cũng không gửi bất kỳ khoản cấp dưỡng nào cho bố mẹ.
Thế nhưng bố mẹ tôi vẫn hết lòng ca ngợi cậu ấy, và cho rằng vợ chồng tôi không hiếu thảo, không có năng lực vì chỉ làm ăn nhỏ lẻ. Đỉnh điểm một lần, nghe tin mẹ vợ bị ngã nên vợ chồng tôi tức tốc sang làng bên. Việc xảy ra gấp nên chúng tôi chưa kịp thông báo và không thể nấu bữa trưa đó cho bố mẹ. Vì mỗi chuyện đó mà bố mẹ trách vợ chồng tôi bất hiếu, thiếu sự quan tâm. Tôi rất chạnh lòng, tủi thân.
Năm ngoái, cậu ấy gửi biếu bố mẹ đôi giày 200.000 VNĐ, bố mẹ tôi vui mừng đi khoe khắp nơi, nói rằng đứa con út hiếu thảo nhất, mua giày biếu khi trời trở lạnh. Chứng kiến cảnh ấy, tôi xấu hổ, tủi thân vô cùng vì tôi hàng ngày vẫn nấu cơm nuôi bố mẹ và đưa tiền tiêu hàng tháng.
Mới đây, bố tôi không may bị nhồi máu não, bị liệt nửa người, phải xuống thành phố điều trị. Khi bố mẹ đề nghị tới nhà em trai ở để tiện thăm khám thì cậu ấy lập tức từ chối. Cậu ấy trách móc bố mẹ ngày xưa để cậu ấy sống trong nghèo khó, không được học hành đàng hoàng.\
Nghe vậy, bố mẹ tôi vô cùng bất ngờ, kèm bẽ bàng, vội vàng thu dọn hành lý về quê. Từ đó, bố mẹ tôi hiểu tấm lòng hiếu thảo của 2 vợ chồng tôi hơn. Thời gian sau, sức khoẻ của bố tôi cũng tốt hơn rất nhiều. Thú thật tôi chưa bao giờ trách móc bố mẹ, vẫn luôn hiếu kính như lúc đầu. Tôi chỉ giận người em trai vì thiếu sự quan tới tới bố mẹ.
Theo Toutiao
Đời sống & pháp luật