Tôi trở thành triệu phú ở tuổi 27: Đây là 4 quy tắc 'khác thường' mà người giàu tuân theo, trong khi hầu hết chúng ta lại không!
Bằng cách quan sát và học hỏi từ thói quen của nhưng người giàu, tôi đã kiếm được một triệu đô la đầu tiên ở tuổi 27. Dưới đây là 4 quy tắc không phổ biến mà người giàu tuân theo trong khi hầu hết những người khác thì không:
- 31-12-2023Dám là 1 việc "bẩn" ai cũng né, người đàn ông trở thành triệu phú đô la: Biến ý tưởng giản đơn thành "mỏ vàng", càng khai thác càng ra tiền
- 28-12-202327 tuổi tôi trở thành triệu phú nhờ tuân thủ 4 quy tắc của người giàu, nhưng hầu hết mọi người đều xem nhẹ
- 25-12-2023Cô gái từng tặng hoa Tổng thống Donald Trump 6 năm trước: Lấy chồng triệu phú, trở thành CEO
Tôi không phải lúc nào cũng giỏi về tiền bạc. Tôi luôn phải học cách tồn tại. Tôi lớn lên trong một gia đình người Hoa nhập cư với cha mẹ rất tận tâm nhưng cũng vô cùng tiết kiệm - nơi việc cắt phiếu giảm giá và tái sử dụng túi ziplock là chuyện hết sức bình thường.
Mãi cho đến khi bắt đầu sự nghiệp ở Phố Wall, tôi mới nhận ra rằng những người siêu giàu ít quan tâm đến việc tằn tiện và tiết kiệm, thay vào đó, họ tập trung hơn vào việc đầu tư và phát triển sự giàu có của mình.
Bằng cách quan sát và học hỏi từ thói quen của họ, tôi đã kiếm được một triệu đô la đầu tiên ở tuổi 27. Dưới đây là 4 quy tắc không phổ biến mà người giàu tuân theo trong khi hầu hết những người khác thì không:
1. Ngừng lo lắng về việc gây ấn tượng với mọi người
Người giàu dồn phần lớn khả năng chi tiêu của mình vào việc mua tài sản (những thứ giúp họ kiếm tiền theo thời gian) thay vì tiêu sản (những thứ khiến họ tốn tiền theo thời gian).
Chẳng hạn, thay vì mua một chiếc Lamborghini hào nhoáng và mất đi một phần ba giá trị ngay khi bạn lái xe đi, một người thực sự giàu có sẽ lấy số tiền lẻ đó mua một căn hộ hai tầng dành cho hai gia đình và cho thuê.
Họ không quan tâm bạn nghĩ gì về họ hay bạn có ấn tượng hay không, thay vào đó, họ vui khi bạn trả tiền thuê nhà cho họ.
2. Có tư duy thịnh vượng
Rất nhiều người có tư duy khan hiếm - thường xuyên có cảm giác rằng chúng ta sẽ không bao giờ có đủ tiền, rằng chúng ta phải tích trữ từng xu cuối cùng.
Vấn đề với lối suy nghĩ này là nó có thể khiến mọi người trở nên rất cạnh tranh với những người có hoàn cảnh tài chính tương tự. Vì vậy, bạn dành toàn bộ thời gian và sức lực của mình đi tranh giành tài nguyên với những người ở dưới cùng của kim tự tháp thay vì cố gắng lật đổ những người ở trên cùng.
Người giàu có tư duy thịnh vượng. Vì họ biết mình sẽ có khả năng thanh toán các hóa đơn nên họ không lo lắng. Điều này mang lại cho họ quyền tự do quyết định xem họ muốn làm gì với thời gian của mình, thay vì chỉ tập trung vào những gì họ cần làm để tồn tại.
3. Tư duy theo chủ nghĩa lâu dài
Người giàu hiểu rằng đôi khi mọi thứ cần có thời gian và họ sẵn lòng chờ đợi. Họ là những vị vua và nữ hoàng của sự hài lòng chậm trễ.
Chẳng hạn, một người giàu không cảm thấy có vấn đề gì khi gửi tiền vào tài khoản hưu trí. Số tiền mà họ đầu tư vào tài khoản IRA trong năm nay sẽ bị giới hạn cho đến khi họ 59 tuổi rưỡi.
Nhưng họ biết rằng mình chỉ là không thể tiêu số tiền đó bây giờ chứ không phải là nó đã biến mất, và họ càng chờ đợi lâu thì sau này họ sẽ càng nhận được nhiều tiền hơn.
4. Chia sẻ, trao đổi và "chống lưng" cho nhau
Người giàu thích được biết đến là người thông minh nhất trong nhóm bạn của họ: người có gu thẩm mỹ tốt nhất, người đi đầu trong mọi xu hướng. Bạn sẽ thường nghe họ nói những điều như:
"Tôi có nhân viên xử lý việc đóng thuế tuyệt vời này - bạn nên làm việc với họ."
"Tôi đã tìm thấy quán bar phục vụ cocktail ngon nhất - bạn phải thử rượu martini."
"Tôi đã tham gia câu lạc bộ đồng quê tuyệt vời nhất - và tôi cũng sẽ tài trợ cho bạn tham gia."
Họ nhận ra rằng khi họ cởi mở về kiến thức của mình, người khác sẽ có xu hướng chia sẻ những gì họ biết nhiều hơn. Đó là một dạng khác của tiền tệ, đó cũng là lý do vì sao những người giàu thích "đề bạt" những người bạn thân của mình.
Quá trình suy nghĩ của họ là: "Tôi không đủ tiêu chuẩn cho công việc này, nhưng bạn tôi thì có, và khi cô ấy ở vị trí đó, cô ấy sẽ là người đáng tin cậy nhất. Sau đó, ngay khi cô ấy ở vị trí lãnh đạo, tôi cũng sẽ tự động được tham gia vào toàn bộ mạng lưới đó."
Đúng, đó là vì họ muốn thấy bạn bè mình thành công, nhưng cũng là vì họ đang suy nghĩ một cách chiến lược và lâu dài, bởi họ có những người đáng tin cậy nhất hợp tác với mình.
Tác giả của bài viết là Vivian Tu, cựu chuyên gia giao dịch ở Phố Wall, nhà giáo dục, người dẫn chương trình podcast và là người sáng lập hiện tượng công bằng tài chính Your Rich BFF.
Theo CNBC
Đời sống & pháp luật