Tôm rất bổ nhưng nếu phạm phải 6 sai lầm này khi ăn thì chỉ thêm “khổ”, thậm chí còn nguy hiểm tính mạng
Rất nhiều người phạm phải sai lầm khi ăn tôm vừa khiến hao hụt dinh dưỡng lại gây hại sức khỏe.
- 23-11-2019Mỗi ngày nên uống bao nhiêu trà xanh để có tác dụng tốt nhất cho sức khỏe: Tiết lộ bất ngờ
- 23-11-2019Trứng luộc, trứng chiên, trứng hấp và trứng sống: 2 trong số những cách ăn trứng quen thuộc này dễ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
- 23-11-2019Chuyên gia cảnh báo: Ăn quá nhiều 3 loại thịt này, rất dễ gây ung thư đường ruột
Tôm là loại hải sản yêu thích của nhiều người không chỉ vì ngon miệng, mà vì nó chứa lượng protein cao, gấp nhiều lần so với cá, trứng và sữa. Trong 100g tôm tươi thì phải có đến 18.4g protein, hơn thế nữa protein có trong tôm là dạng protein tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe.
So với cá và gia cầm, tôm có ít chất béo, nhiều vitamin A, kali, iốt, magiê, phốt pho và các nguyên tố vi lượng khác có lợi cho sức khỏe.
Theo Robin Danowski, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học La Salle (Mỹ), tôm có tác dụng giảm viêm, tăng cường chức năng hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tuyến giáp và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính.
Thế nhưng, rất nhiều người phạm phải sai lầm khi ăn tôm vừa làm hao hụt dinh dưỡng lại gây hại sức khỏe. Đây là những điều mọi người cần lưu ý khi ăn tôm:
1. Không nên ăn nhiều đầu tôm
Nhiều người đánh giá phần đầu tôm có chứa "gạch", không nên bỏ phí. Xong ThS Ngô Sỹ Vân, Phòng Nguồn lợi và Khai thác nội địa, Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản 1, cho biết phần đầu tôm là nơi chứa các chất độc, bẩn, ký sinh trùng gây bệnh mà chúng ta không nên ăn, nhất là trẻ em. Nếu ăn, không may có thể bị ngộ độc, nhiễm khuẩn, nhất là tôm nấu chưa chín.
2. Tránh ăn tôm chết
Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người.
Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được.
Đặc biệt, tôm chết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, cố ăn có thể xảy ra ngộ độc.
3. Chớ dại ăn quá nhiều tôm
Dù tôm được đánh giá là bổ dưỡng xong việc ăn tôm quá thường xuyên cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu ăn tôm quá nhiều, chúng ta sẽ bị thừa chất, gây rối loạn tiêu hóa , chướng bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy…
Liên quan đến sức khỏe tim mạch, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mọi người chỉ nên ăn khoảng 170 gram tôm mỗi tuần.
4. Không ăn tôm sống
Nhiều người cho rằng, chỉ khi ăn tôm sống mới có thể cảm nhận được độ tươi ngon và hấp thụ hết dinh dưỡng của tôm.
Xong BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, nhiều loài như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán thể bám vào các loại rau thủy sinh.
Nếu ăn những thực phẩm này mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.
Cách ăn tôm an toàn nhất đó là nấu chín.
5. Thực phẩm không được ăn cùng tôm
Theo trang People của Trung Quốc, có một số thực phẩm cần tránh ăn cùng tôm kẻo gây bệnh như sau:
- Tôm ăn cùng bí ngô: Có thể gây ra bệnh kiết lỵ .
- Tôm dùng cùng nước ép: Có thể gây tiêu chảy hoặc ngộ độc.
- Ăn tôm cùng thực phẩm giàu vitamin C: Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người.
- Tôm kết hợp với đậu nành: Sẽ gây khó tiêu.
- Tôm kết hợp cùng táo đỏ: Vitamin trong táo đỏ kết hợp cùng chất asen trong thịt tôm tạo thành thạch tín gây ngộ độc, nặng hơn có thể tử vong.
- Tôm ăn cùng cà chua: Gây ra ngộ độc thực phẩm .
- Hạn chế ăn thịt gà và tôm: Có thể gây ngứa ngáy.
6. Những người không nên ăn tôm
- Bệnh nhân hen suyễn : Ăn tôm sẽ kích thích cổ họng và co thắt khí quản, khiến bệnh tình thêm khó chịu.
- Người bị cường giáp nên ăn ít tôm: Trong tôm có chứa nhiều iốt, có thể khiến tình trạng bệnh cường giáp trở nên trầm trọng hơn.
- Người dễ bị tiêu chảy: Những người dễ bị tiêu chảy và yếu bụng thì tốt nhất nên ăn ít hải sản, trong đó có tôm để tránh xảy ra hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
- Người đang bị ho: Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), nếu ăn tôm mà không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn sẽ dễ mắc ở cổ vọng, gây ngứa và tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nhân gút bị bệnh gút, tăng axit uric máu và viêm khớp: Những người này không nên ăn tôm vì dễ gây lắng đọng tinh thể axit uric trong khớp làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Người bị dị ứng với tôm: Tôm vốn là thực phẩm giàu protein, cho nên một số người bị dị ứng với tôm sẽ nổi mẩn đỏ hoặc nổi các nốt sưng. Bạn hãy chú ý hiện tượng này để hạn chế hoặc không ăn.
Trí thức trẻ