Tốn 1 tỷ JPY chi phí di dời, Kyocera vẫn chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
Trước đó, máy in đa năng được sản xuất tại Trung Quốc chủ yếu được xuất khẩu đến Hoa Kỳ, trong khi những máy in được sản xuất tại Việt Nam thường được dành cho thị trường châu Âu.
- 02-08-2019Khách du lịch Việt Nam thích gặp du khách nước nào nhiều nhất khi đi du lịch?
- 02-08-2019Sharp lên kế hoạch xây nhà máy ở Việt Nam
- 02-08-2019Con số này cho thấy bất chấp căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, các nhà sản xuất Việt Nam vẫn thành công
Nhà sản xuất Nhật Bản Kyocera sẽ chuyển nơi sản xuất máy photocopy và máy in đa chức năng phục vụ thị trường Hoa Kỳ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Động thái này được họ tuyên bố là để tránh thuế quan của Hoa Kỳ.
Chủ tịch Kyocera Hideo Tanimoto nói với các phóng viên: "Chúng tôi sẽ chuyển đổi sản xuất giữa các cơ sở của Trung Quốc và các cơ sở của Việt Nam".
Tập đoàn Kyocera là một nhà sản xuất gốm sứ và điện tử đa quốc gia của Nhật Bản có trụ sở tại Kyoto , Nhật Bản. Công ty sản xuất gốm sứ công nghiệp, hệ thống phát điện mặt trời, thiết bị viễn thông, thiết bị hình ảnh tài liệu văn phòng, linh kiện điện tử, gói bán dẫn, dụng cụ cắt và linh kiện cho hệ thống cấy ghép y tế và nha khoa.
Máy in đa năng được sản xuất tại Trung Quốc chủ yếu được xuất khẩu đến Hoa Kỳ, trong khi những máy in được sản xuất tại Việt Nam thường được dành cho thị trường châu Âu. Quyết định này được đưa ra sau nhiều tháng cân nhắc và được công bố sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tweet về ý định áp đặt vòng thuế quan thứ tư đối với Trung Quốc.
Công ty TNHH Kyocera Việt Nam hoạt động từ năm 2013 tại Khu Công nghiệp Thăng Long II chuyên sản xuất linh kiện gốm điện tử, thiết bị viễn thông, chế tác đồ trang sức. Hiện công ty đang tạo việc làm cho trên 1.600 lao động.
Máy in đa chức năng có nằm trong danh sách các loại hàng hóa trị giá 300 tỷ USD sẽ bị áp dụng với mức tăng thuế 10% từ ngày 1/9/2019.
Việc di dời sẽ được thực hiện trong năm tài chính hiện tại cho đến tháng 3/2020, nhưng sẽ mất thời gian để điều chỉnh việc mua sắm vật liệu và các quy trình khác. Chi phí cho việc di chuyển có thể lên tới hàng tỷ JPY (1 tỷ JPY tương đương 9,2 triệu USD).
Ông Tanimoto bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với nền kinh tế Trung Quốc. "Tác động của suy thoái kinh tế của Trung Quốc sẽ lớn hơn so với thuế quan bổ sung", ông nói. "Nếu vòng trừng phạt thứ tư đối với Trung Quốc được thực thi, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng".