MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Tồn tại hay không tồn tại?”

18-04-2021 - 14:06 PM | Tài chính - ngân hàng

Đại hội cổ đông PGBank đã thông qua việc dừng sáp nhập với HDBank. Ảnh: S.T

Đại hội cổ đông PGBank đã thông qua việc dừng sáp nhập với HDBank. Ảnh: S.T

Các ngân hàng không được nằm trong nhóm 17 TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2021, sẽ phải nỗ lực nâng tầm quan trọng của mình.

Nếu không, các ngân hàng này cũng sẽ tiếp tục phân hóa, lộ điểm yếu tài chính và biến mất.

Gian nan M&A

Ở tuổi 26, khi có cổ đông lớn Sunshine, Kienlongbank bắt đầu có nhiều thay đổi, từ bộ nhận diện ngân hàng số KSB cho đến những phòng giao dịch đầu tiên đổi tên. M&A được kì vọng sẽ là cách để KSB tiến vào bất động sản nói riêng, hướng ra thị trường phía Bắc...

M&A mà không "biến mất" nhưng lột xác hình hài, theo chuyên gia tài chính Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, sẽ là hướng đi của các ngân hàng nhỏ trong nay mai. Sở dĩ PG Bank hay Dong A Bank vẫn gian nan M&A là bởi cả bên sáp nhập và bên nhận sáp nhập đều mong muốn được giữ lại nguyên một ngân hàng. Và điều đó khó hơn hẳn so với thời kỳ tự nguyện M&A để nâng tầm tổ chức như HDBank với Đai Á Bank hay SHB với Habubank; hoặc bắt buộc như SCB ngày nay là sự gộp thành của 3 tổ chức.

Thị trường vẫn cần ngân hàng nhỏ

Cũng theo ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chiếm 30% thị phần tín dụng còn lại, nhóm các ngân hàng nhỏ vẫn "có cửa" để phát triển, cạnh tranh với nhau và nếu làm tốt, sẽ tự thay đổi thứ bậc của mình, chẳng hạn như LienVietPostBank, MSB…

“Tồn tại hay không tồn tại?” - Ảnh 1.

Cần có ngân hàng nhỏ cho doanh nghiệp nhỏ, người nhỏ chơi với nhau.

"Điều này hoàn toàn có thể xảy ra với nhiều tổ chức nhóm 2. Hoặc, nhiều tổ chức sẽ vượt lên dẫn đầu nhóm 2, chi phối lớn trong khoảng thị phần còn lại nhờ đầu tư công nghệ số mạnh mẽ và ra mắt các sản phẩm, dịch vụ đúng hướng thị trường. Sự đầu tư công nghệ của VietCapital Bank, hay "loay hoay" tìm đường tiến ra thị trường niêm yết, tăng vốn, tìm đối tác hậu thuẫn…của Nam A Bank, Bac A Bank, Viet A Bank đều rất đáng quan tâm", ông Hoàn nói.

Theo chuyên gia tư vấn chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp Phạm Việt Anh, "trong một nền kinh tế mà các ngân hàng lớn có xu hướng thích phục vụ doanh nghiệp lớn hơn; một nền kinh tế chủ yếu là những doanh nghiệp siêu nhỏ thì quốc gia ấy sẽ không bao giờ trở nên hùng cường. Cần có ngân hàng nhỏ cho doanh nghiệp nhỏ, người nhỏ chơi với nhau. Tất nhiên, nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng là bắt buộc".

Có thể thấy nếu giải bài toán năng lực tài chính, sẽ khá lợi thế khi "người nhỏ chơi với nhau", bởi bên cạnh các doanh nghiệp lớn, thì rất nhiều doanh nghiệp SME không tiếp cận được tín dụng ngân hàng. Điều quan trọng là các ngân hàng nhỏ sẽ cạnh tranh như thế nào trong khu vực còn lại này, hay cũng sẽ tiếp tục phân hóa, lộ điểm yếu tài chính và biến mất?

Theo Lê Mỹ

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên