Tổn thất điện càng cao, khách hàng phải trả tiền điện càng nhiều
Để đạt mục tiêu giảm tổn thất điện năng trong 5 năm tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tăng đầu tư. Tuy nhiên, khi tỷ lệ tổn thất điện năng càng cao thì khách hàng phải trả tiền điện càng nhiều.
- 21-07-2016Doanh thu EVN tăng mạnh nhưng lợi nhuận liên tục lao dốc, giảm hơn 50% sau 3 năm
- 18-07-2016Thu nhập cao nhất của lãnh đạo EVN lên tới gần 900 triệu đồng
- 09-07-2016EVN giảm mua điện Trung Quốc
- 02-06-2016Trụ cột điện "trộn đất": Bộ Công Thương yêu cầu EVN làm rõ trách nhiệm
Công ty Điện lực Bắc Ninh một trong 27 đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc được giao chỉ tiêu tổn thất điện năng trong năm nay là 4,2%. Thế nhưng, kết quả thực hiện 7 tháng đầu năm là 6,05%.
Đại diện của Công ty Điện lực Bắc Ninh cho biết, riêng lưới điện hạ áp có tỷ lệ tổn thất lên tới 7,03%, đã làm ảnh hưởng vào tổn thất chung của toàn công ty là 1,75%.
“Rõ ràng, tỷ lệ trên vẫn là mức cao so với mục tiêu đề ra. Để đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, 5 tháng còn lại, điện lực Bắc Ninh sẽ phải khống chế mức tổn thất điện năng không quá 1,71%” – đơn vị này cho biết.
80% dân số tiếp cận điện năng
Không chỉ riêng vấn đề của Bắc Ninh, giảm tổn thất điện năng được xem là bài toán khó cho các đơn vị ngành điện nói riêng và toàn EVN nói chung. Theo ông Lê Việt Hùng, Phó Trưởng ban Kỹ thuật sản xuất của EVN, để thực hiện mục tiêu giảm tổn thất điện năng từ 10,5% xuống dưới 8% trong 5 năm qua, là thách thức lớn.
Cũng bởi trong giai đoạn này, các nguồn điện giữa các miền vẫn chưa được cân bằng, việc đầu tư lưới điện còn hạn chế. Đặc biệt, để đảm bảo mục tiêu bán điện trực tiếp tới tất cả các khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, EVN phải tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn với khối lượng lớn rất lớn.
Đây cũng chính là lý do khiến cho tỷ lệ tổn thất điện năng của EVN tăng lên trong năm 2013, từ mức 8,87% lên 8,85%, do tỷ lệ tổn thất từ lưới điện nông thôn lên tới 20-30%. Bù lại, Việt Nam có hơn 80% dân số tiếp cận được điện năng và đây là con số cao trên thế giới, theo thông tin được Giáo sư Viện sỹ, Tiến sỹ khoa học Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam đưa ra.
Mặc dù hoàn thành chỉ tiêu mà Thủ tướng giao là tỷ lệ tổng thất điện năng chỉ còn mức 7,94%, giảm được 2,21% so với năm 2010, song để giảm xuống mức 6,5% vào năm 2020 đại diện EVN cho rằng đây là thách thức lớn. EVN hiện đã giao nhiệm vụ cụ thể tới 5 Tổng công ty điện lực và Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (NPT).
Theo ông Hồ Mạnh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc, hiện đơn vị này đang có tỷ lệ tổng thất điện năng cao nhất với 6,68% và mục tiêu phải giảm xuống 5%. Tuy nhiên, Tổng công ty miền Bắc là đơn vị có hệ thống lưới điện sớm nhất, từ năm 1954 nhưng đến năm 1975, ngành điện mới có quy hoạch. Do vậy, hệ thống lưới điện miền Bắc cũ kỹ cũng ảnh hưởng lớn đến mục tiêu giảm tổn thất điện năng.
Giảm tỷ lệ tổn thất: Đầu tư càng nhiều, giá điện càng cao
Bên cạnh đó, GS. Trần Đình Long cũng cho rằng để giảm tổn thất điện năng thì cùng với việc tăng đầu tư, phải đưa ra nhiều giải pháp trong quản lý vận hành. Cụ thể, muốn lưới điện tổn thất điện năng thấp thì phải đầu tư lưới điện và trạm biến áp đồng bộ, tuy nhiên phải chọn mạng lưới điện như thế nào để tận dụng tối ưu năng lượng.
“Lộ trình giảm tổn thất điện năng phụ thuộc vào lộ trình đầu tư tương ứng với tăng trưởng phụ tải, đầu tư năm sau phải cao hơn năm trước. Mỗi năm phụ tải tăng trưởng từ 1,5-1,7 lần thì tổn thất điện năng không thể giảm như mong muốn. Hoặc đầu tư không đuổi kịp phụ tải thì tỷ lệ tổn thất sẽ tăng”, Giáo sư Trần Đình Long chia sẻ.
Tổn thất điện năng tác động đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị điện lực, do tỷ lệ tổn thất điện năng được tính vào giá điện. Vì vậy theo GS. Long, tổn thất càng cao, thì khách hàng càng phải trả tiền điện càng nhiều. Trên thực tế, nhiều khách hàng chưa hài lòng về mức tổn thất hiện nay.
Tuy nhiên, việc giảm tổn thất điện năng đang là bài toán khó khi hoạt động đầu tư của ngành điện không đuổi kịp nhu cầu và cần chính sách phù hợp. Theo đó, GS. Long cho rằng nên áp giá điện theo thời gian sử dụng, tránh sử dụng vào giờ cao điểm để giảm công suất cực đại sử dụng, tức giảm tổn thất.
Đồng thời, cần áp dụng cơ chế thưởng phạt trong sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, có giải pháp hợp lý trong quy hoạch, thiết kế, đầu tư, lựa chọn cấu hình lưới điện phân phối trong vận hành hợp lý…
Trí Thức Trẻ