Tổng công ty Thăng Long đổi chủ: Tasco và SCIC thoái vốn nhường tay chơi mới
SCIC đăng ký bán 10,5 triệu cổ phiếu TTL từ 18/7 đến 16/8 theo hình thức giao dịch ngoài hệ thống. SCIC muốn bán cổ phiếu TTL với giá 18.533 đồng/cp, trong khi thị giá 13.500 đồng/cp. Tasco vừa bán hết 38,7% vốn Tổng công ty Thăng Long, Xây dựng TNG và nhóm liên quan có thể là đối tượng mua vào.
- 30-05-2022Tasco Academy: Đầu tư cho con người là nền tảng kiến tạo tương lai đột phá
- 29-04-2022ĐHCĐ Tasco (HUT): Ông Vũ Đình Độ làm chủ tịch HĐQT, chương trình tái cấu trúc lớn nhất lịch sử, đặt nền móng xây dựng hệ sinh thái "Nền tảng cuộc sống - Foundation of life"
- 28-04-2022Tasco báo lãi ròng quý I gần 90 tỷ đồng nhờ tinh gọn các khoản đầu tư không trọng tâm
SCIC thoái vốn, Xây dựng TNG gom
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tiếp tục tổ chức chào bán cạnh tranh 10,5 triệu cổ phiếu Tổng công ty Thăng Long ( HNX: TTL ), tương đương 25,05% vốn. Giá khởi điểm 194,6 tỷ đồng, tương đương 18.533 đồng/cp. Phiên đấu giá được tổ chức vào 9h00 ngày 10/8 tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Đồng thời, SCIC cũng đăng ký bán 10,5 triệu cổ phiếu TTL từ 18/7 đến 16/8, phương thức thực hiện ngoài hệ thống.
Đây là lần thứ 2, SCIC tổ chức phiên đấu giá cổ phiếu Tổng công ty Thăng Long. Trong tháng 6, cơ quan này cũng thông báo bán đấu giá toàn bộ 10,5 triệu cổ phiếu TTL nhưng phải hủy bỏ do không có nhà đầu tư đăng ký tham gia.
Không chỉ SCIC thoái vốn, nhiều cổ đông lớn khác cũng lần lượt rời bỏ Tổng công ty Thăng Long. Vào đầu năm, nhà đầu tư Mai Trọng Thịnh công bố bán hết 4,66 triệu cổ phiếu TTL, tỷ lệ 11,1%.
Trong 2 phiên giao dịch liên tiếp 4 và 5 tháng 7, Công ty cổ phần Tasco ( HNX: HUT ) thông báo đã bán 1,34 triệu và 14,8 triệu cổ phiếu TTL, giảm sở hữu từ 38,66% xuống 0. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và Tasco thu về gần 300 tỷ đồng. Tasco trở thành cổ đông lớn của tổng công ty từ 2015 và có quyết định thoái vốn vào cuối năm 2021 sau chuyển giao đội ngũ lãnh đạo với sự xuất hiện của DNP Holding – doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nước và ngành nhựa.
Ngược lại, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng TNG liên tục mua vào để trở thành cổ đông lớn. Ngày 30/5, tổ chức này thành cổ đông lớn khi mua 3,35 triệu cổ phiếu TTL để tăng sở hữu từ 1,46 triệu lên 4,8 triệu đơn vị, tỷ lệ tăng từ 3,49% lên 11,5%. Trong phiên giao dịch 4/7, trong khi Tasco bán ra thì Xây dựng TNG mua vào đúng khối lượng 1,3 triệu đơn vị, tăng tỷ lệ sở hữu lên 14,71%.
Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên, cổ đông tổng công ty đã thông qua việc Đầu tư và Xây dựng TNG mua cổ phiếu TTL dẫn đến tỷ lệ sở hữu đạt từ 25%, 35%, 45%, 55%, 65%, 75% trở lên không phải chào mua công khai. Bên chuyển nhượng chính là bà Lê Như Quý và Tasco. Như vậy, nhiều khả năng, Đầu tư và Xây dựng TNG và nhóm liên quan đã mua toàn bộ lượng cổ phiếu Tasco bán ra và chiếm quá bán tại tổng công ty với tỷ lệ 50,16%.
Chủ mới của Tổng công ty Thăng Long là doanh nghiệp xây dựng chuyên về thi công cơ sơ hạ tầng nước với các công trình tiêu biểu đã hoàn thành Nhà máy nước sạch DNP - Bắc Giang, nhà máy nước Nhị Thành – Long An, trạm tăng áp Chợ Gạo – Tiền Giang… Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của TNG là ông Nguyễn Hồng Giang (SN 1980). Ông Giang trở thành người đại diện theo pháp luật thay ông Nguyễn Việt Hà – Chủ tịch HĐQT từ tháng 4. Được biết, ông Hà trở thành Tổng giám đốc Tổng công ty Thăng Long từ 13/8/2021 và vào HĐQT từ 22/22/2021.
Trước những biến động cổ đông lớn, cổ phiếu TTL có con sóng tăng giá mạnh từ vùng 14.000 đồng/cp lên 23.500 đồng trong tháng 3, sau đó giảm lại và hiện ở vùng 13.500 đồng/cp.
Nguồn: TradingView
Hoạt động kinh doanh đi xuống trong bối cảnh khó khăn chung
Được thành lập từ 1973, Tổng công ty Thăng Long đã có gần 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, là đơn vị thi công của nhiều công trình như cầu Kiền, cầu Sông Gianh, cầu Vĩnh Tuy, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Quốc lộ 3…
Doanh nghiệp có tổng tài sản tính đến cuối quý I đạt 2.231 tỷ đồng, vốn điều lệ 419 tỷ đồng và được duy trì nhiều năm nay. Kết quả kinh doanh ghi nhận cao nhất giai đoạn 2015-2016, sau đó dần đi xuống trong bối cảnh khó khăn chung của ngành xây dựng. Năm 2021, đơn vị đạt 1.265 tỷ đồng doanh thu, tăng 72% và lợi nhuận 13 tỷ đồng, tương đương 2020. Quý I, doanh thu đạt 207 tỷ đồng, tăng 20%; lãi sau thuế 6 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 3,2 tỷ cùng kỳ năm trước.
Đơn vị: tỷ đồng |
Năm nay, công ty lên kế hoạch doanh thu 1.465 tỷ đồng và lợi nhuận 9 tỷ đồng. HĐQT đánh giá, hoạt động sản xuất kinh doanh năm nay và các năm tiếp theo vẫn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, giá cả vật liệu biến động theo xu hướng tăng; áp lực tài chính lớn, nhất là triển khai các dự án lớn trong giai đoạn nước rút như cao tốc Bắc – Nam, dự án tại Campuchia.
Trong định hướng phát triển, tổng công ty cho biết sẽ tập trung vào lĩnh vực cốt lõi là thi công cầu đường. Bên cạnh thị trường truyền thống như Bộ Giao thông Vận tải, Hà Nội, TP HCM… doanh nghiệp sẽ tiếp cận và phát triển các thị trường mới như Bắc Giang, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre. Đồng thời, doanh nghiệp mở rộng và thúc đẩy quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài để phát triển thị trường cho các dự án có vốn ODA.
Các dự án lớn công ty đang triển khai gồm gói 1 cao tốc đoạn Phan Thiết Vĩnh Hảo – Ban 7 (658 tỷ đồng), gói 4 cao tốc đoạn Dầu Giây – Phan Thiết – Ban Thăng Long (665 tỷ đồng), Cầu Rào (315 tỷ đồng), gói thầu số 1 – nâng cấp QL5 và xây dựng mới đường tránh Pursat đoạn Thlea Ma’am – Pursat (564 tỷ đồng).
Người đồng hành