Tổng giám đốc PNJ ra đề "hãy bán cho tôi cây bút này" trên show tuyển dụng: Ứng viên bó tay toàn tập khiến các sếp phải trổ tài!
Liệu bạn có thể thuyết phục khách hàng mua những chiếc bút bi bình thường với giá cao ngất? Hãy xem cách làm của các sếp lớn!
- 15-10-2021Bảng xếp hạng ĐH thế giới theo nhóm ngành 2022: Việt Nam có 5 trường và 7 nhóm ngành trong danh sách, cái tên lọt top 200 gây bất ngờ
- 15-10-2021Nhà tuyển dụng thường dùng 3 câu hỏi này để ‘bẫy’ bạn khi phỏng vấn
- 15-10-2021“Tôi thà thất nghiệp còn hơn chọn nghề kém sang”: Có những người trẻ thà chịu đói chứ không muốn làm việc chân tay
Lên sóng VTV3 từ năm 2019, Cơ hội Cho Ai là show truyền hình thực tế về việc làm với format các doanh nhân ngồi "ghế nóng" sắm vai "sếp" của doanh nghiệp để tuyển dụng nhân sự. Trong thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm như ngày nay, đây quả thực là một show truyền hình có ý nghĩa thiết thực với những bạn trẻ chuẩn bị bước vào đời sống công sở.
Mùa 2 của chương trình Cơ hội Cho Ai đã tạo nên sức hút lớn nhờ sự tham gia của những gương mặt đình đám như Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến, CEO VNG CLOUD, Tổng giám đốc PNJ Lê Trí Thông... Xuyên suốt các tập phát sóng, người xem đã được thấy cách các sếp lớn đưa ra thử thách để kiểm tra kỹ năng mềm của ứng viên ngay trên sân khấu, từ đó rút ra những bài học cho riêng mình.
Trong một tập phát sóng của Mùa 2 Cơ Hội Cho Ai, sếp Lê Trí Thông, Tổng giám đốc PNJ đã đưa ra một đề bài hóc búa, yêu cầu thí sinh bán 6 cái bút trên bàn của các sếp cho người khác. Dựa vào cách rao bán, các sếp có thể nhìn ra phẩm chất của nhân sự này nghiêng về ngành sale (bán hàng) hay marketing.
Sếp Lê Trí Thông đưa ra đề bài "hãy bán cho tôi bán cây bút này". Ảnh: Cơ Hội Cho Ai
Đây thực sự là một câu hỏi khó khi 6 cây bút trên bàn các sếp chẳng có gì đặc biệt, bên trên thân bút cũng chỉ có logo chương trình và dòng chữ "Kính tặng". Việc bán được bút cho người khác, đặc biệt là bán được giá cao, giờ đây phụ thuộc hoàn toàn vào tài thuyết phục của ứng viên.
Dưới sức ép thời gian, thí sinh đã lúng túng trả lời rằng cô sẽ đem tặng cây bút cho một khách hàng đang cần tới nó, chứ không đem bán. Câu trả lời dường như đã không làm thỏa mãn kỳ vọng của các sếp lớn trên ghế nóng.
Ứng viên lúng túng trước câu hỏi khó. Ảnh: Cơ Hội Cho Ai
"Bán bút" thực tế không phải một câu hỏi tình huống mới lạ trong kinh doanh, nhưng liệu các doanh nhân hàng đầu Việt Nam sẽ gợi ý cách ứng xử nào với đề bài này?
Các sếp trả lời ra sao?
Sếp Lưu Nga - Chủ tịch HĐQT Công ty Thời trang Elise, đã lên tiếng gợi ý cho ứng viên: "Tại sao em không tìm một người rất hâm mộ anh Thông và bảo với họ đây là cây bút anh Thông, Tổng giám đốc PNJ, đã dùng trên chương trình Cơ Hội Cho Ai?"
Dưới góc nhìn này, cây bút bi của ứng viên không phải cây bút bình thường mà là thứ sếp lớn PNJ đã dùng, nó mang theo câu chuyện và phẩm chất của một doanh nhân nổi tiếng nên hoàn toàn có thể bán cho những người yêu thích sếp Lê Trí Thông.
Sếp Lưu Nga gợi ý giải vây cho ứng viên. Ảnh: Cơ Hội Cho Ai
Theo lời giải thích của sếp Nguyễn Tuấn Lương - Phó chủ tịch VNPAY, bản chất của câu đố "bán bút" này không phải bán món đồ vật chất mà là bán câu chuyện của sản phẩm, làm sao để gói câu chuyện lại và truyền tải cho người mua.
Bài học marketing này hoàn toàn có thể áp dụng với vô số sản phẩm, bao gồm cả những sản phẩm lớn như bất động sản. Một vùng đất khô căn, hẻo lánh muốn bán với giá cao cũng phải bán câu chuyện, lịch sử của nó chứ giá xây dựng trên thị trường hiện nay không có nhiều chênh lệch.
Có thể thấy, một người làm marketing phải biết nhìn thấy câu chuyện, hành trình của sản phẩm, thấy được giá trị không nhìn thấy được để giới thiệu với khách hàng, như vậy mới là một người làm marketing thành công.
Pháp luật & Bạn đọc