MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tổng thống Putin cảnh báo toàn EU: Nga không cúi đầu, "viên ngọc quý" đã giành ngôi số 1 châu Âu

13-01-2024 - 07:42 AM | Tài chính quốc tế

Tổng thống Putin cảnh báo toàn EU: Nga không cúi đầu, "viên ngọc quý" đã giành ngôi số 1 châu Âu

"Hiện tượng Nga" đang gây sốt toàn cầu. Tổng thống Putin nhấn mạnh, Nga đã đạt được một thành tích "đáng kinh ngạc" khi không chịu cúi đầu trước các áp lực đến từ phương Tây.

Nga không cúi đu

Theo hãng tin RT, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 10/1 cho biết, Nga đã thể hiện khả năng phục hồi thực sự bằng cách không cúi đầu trước các áp lực đến từ nước ngoài.

Ông Putin khẳng định Nga đã trở thành một quốc gia đủ khả năng "tự cung, tự cấp". Trong khi đó, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang phải trải qua "thời kỳ khó khăn". Nền kinh tế - vốn được xem là "viên ngọc quý" của Nga - đang phát triển bất chấp các lệnh trừng phạt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc gặp với người dân địa phương khi công du tới Anadyr, thủ phủ của vùng Chukotka, Nga, ngày 10/1/2024. Ảnh: Reuters

RT cho biết, nhà lãnh đạo Nga đã đưa ra tuyên bố trên trong chuyến công du tới vùng Viễn Đông và gặp gỡ người dân vùng Chukotka.

Tổng thống Putin nhấn mạnh, Nga thường xuyên nhận được những lời đe dọa từ nước ngoài, nhưng "điều này không làm chúng ta sợ hãi". Ông đồng thời cảnh báo EU nên tập trung vào các vấn đề trong nước, thay vì chĩa mũi dùi vào Nga.

"Họ nên tự suy xét về bản thân mình thì hơn, xem ngày mai lấy gì để ăn và lấy gì để mặc", ông Putin nói, "Tất cả bọn họ đều có cả tá vấn đề không thể giải quyết được, những vấn đề khác hẳn với nước chúng ta".

"Ngay cả những nền kinh tế hàng đầu châu Âu cũng đang trải qua thời kỳ khó khăn. Chúng ta đang phát triển, còn họ đang suy tàn. Và hóa ra là, châu Âu còn phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là chúng ta phụ thuộc vào họ" - Nhà lãnh đạo Nga cho hay.

Nga đã phải hứng chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Các quốc gia phương Tây đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Moscow, mục tiêu mới nhất là ngành thương mại kim cương của Nga.

Chúng ta đang bị bóp nghẹt và gặp áp lực từ mọi phía, nhưng chúng ta đã trở thành nước đứng số 1 ở châu Âu về quy mô kinh tế. Chúng ta đã vượt qua Đức, và chúng ta đứng thứ 5 thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin

Kinh tế Nga đng s 1 châu Âu

Theo hãng thông tấn Sputnik, cũng tại Viễn Đông, trong buổi gặp gỡ với các doanh nhân địa phương, Tổng thống Nga tuyên bố kinh tế Nga đã giành vị thế số 1 châu Âu và số 5 thế giới, xét về sức mua tương đương (PPP).

Sức mua tương đương (PPP) là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ.

Nhà lãnh đạo gọi thành tích của Nga là "kết quả đáng kinh ngạc", bất chấp áp lực từ các nước phương Tây đối với Moscow.

"Chúng ta đang bị bóp nghẹt và gặp áp lực từ mọi phía, nhưng chúng ta đã trở thành nước đứng số 1 ở châu Âu về quy mô kinh tế. Chúng ta đã vượt qua Đức, và chúng ta đứng thứ 5 thế giới" - Ông Putin nói.

Song, Tổng thống lưu ý rằng, mặc dù Nga đã vượt qua toàn bộ châu Âu về sức mua tương đương, nhưng "nếu theo tỷ lệ bình quân đầu người, chúng ta vẫn cần làm việc chăm chỉ hơn".

"Chúng ta có việc cần làm ở đây" - Ông Putin nhấn mạnh.

Trước đó, vào cuối tháng 12/2023, Bộ Kinh tế Nga ước tính, nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 3,5% vào năm 2023. Đồng thời, theo dự báo chính thức của bộ, GDP Nga sẽ tăng trưởng 2,3% trong năm 2024.

Nền kinh tế Nga đã thể hiện khả năng phục hồi thực sự trước các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

"Hiện tượng Nga"

Theo Sputnik, ông Tiberio Graziani - Chủ tịch Viện phân tích toàn cầu quốc tế Vision & Global Trends đã làm sáng tỏ "hiện tượng Nga" giữa bối cảnh có nhiều câu hỏi về sự trỗi dậy của nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt và áp lực toàn cầu.

Theo ông Graziani, 10 năm qua, bất chấp các lệnh trừng phạt từ phương Tây sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, nền kinh tế Nga đã cho thấy khả năng phục hồi đáng chú ý.

"Trong 10 năm qua, cơ cấu kinh tế sản xuất của Nga đã cố trụ vững trước làn sóng trừng phạt" - Ông Graziani nói.

Trong khi đó, EU vẫn đang vật lộn với hậu quả của cuộc khủng hoảng 2007/2008. Việc mất đi nguồn tài nguyên năng lượng từ Moscow đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp của các nước châu Âu tiêu thụ nhiều năng lượng.

"EU chưa bao giờ vượt qua được khủng hoảng đó", Graziani nói. Thêm vào đó, họ đang đối mặt với sự xuống cấp của hai nền kinh tế sản xuất lớn là Đức và Italia.

Khi được hỏi liệu những gì đang diễn ra có thể gọi là "hiện tượng Nga" hay không, ông Graziani cho rằng khả năng phục hồi và kết quả mà Nga đạt được xứng đáng được phân tích sâu.

Các yếu tố như sự gắn kết xã hội, vị trí địa lý rộng lớn của Nga đóng một vai trò quan trọng. Ngoài ra, các chiến lược kinh tế của Nga trong Khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và tại khu vực Nam bán cầu là những yếu tố then chốt góp phần làm nên hiện tượng này.


Theo Nhật Minh

Đời Sống Pháp Luật

Trở lên trên