MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tổng thống Putin và sức ép cải cách từ giá dầu

18-07-2016 - 15:35 PM | Tài chính quốc tế

Trong hơn một thập kỷ qua, giá dầu đã vẽ nên một khung cảnh tươi sáng cho toàn nước Nga khi doanh thu bùng nổ đến 2,1 nghìn tỷ USD, thì bây giờ cũng chính giá dầu đang đẩy đất nước này vào suy thoái kinh tế.

Khi giá dầu ở mức hơn 100USD/thùng, ông Putin đã có hai cuộc chiến tranh với các nước láng giềng và thoải mái chi ra 40 tỷ USD cho thế vận hội mùa Đông.

Tuy nhiên, khi giá dầu thô Brent thấp tới mức 40USD/thùng, đây thật sự là một ngưỡng quan trọng đối với Nga để bắt tay cải cách thể chế kinh tế nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trong tương lai, theo một khảo sát các nhà kinh tế được Bloomberg thực hiện.

Trong hơn một thập kỷ qua, giá dầu đã vẽ nên một khung cảnh tươi sáng cho toàn nước Nga khi doanh thu bùng nổ đến 2,1 nghìn tỷ USD, thì bây giờ cũng chính giá dầu đang đẩy đất nước này vào suy thoái kinh tế.

Giá dầu giảm khiến nền kinh tế nước Nga không thể tăng trưởng nhanh hơn và trải qua hai cuộc suy thoái kinh tế. Nếu giá dầu tiếp tục loanh quanh đáy, các cuộc khủng hoảng mới xảy ra là điều khó tránh khỏi. Điều đó buộc nước Nga phải đưa ra những quyết sách cải tổ mới trong giai đoạn tiếp theo.

“Khi giá dầu ở mức 30USD/thùng, nó đã gây ra một số dư chấn không dễ chịu. Và khi giá dầu gần 50USD, nó buộc những người đứng đầu phải thật bình tĩnh để đưa ra những quyết định”, Evgeny Gontmakher, nhà kinh tế trưởng tại Viện phát triển đương đại (Institute of Contemporary Development), nói. “Bắt đầu cải cách thực sự là một rủi ro kinh doanh”.

Trong khi giá dầu phần nào hồi phục sau khi rớt thê thảm hồi đầu năm nay, giá đã loanh quanh ở khoảng 44 USD – 51 USD/thùng suốt kể từ đầu tháng 5 đến nay. Sắp tới, các chuyên gia phân tích hàng đầu thuộc BNP Paribas SA và JBC Energy GmbH cảnh báo giá dầu có thể xuống dưới 40USD do lượng cầu yếu theo mùa.

Chắc chắn lời dự báo này là tin không vui cho nước Nga, quốc gia kỳ vọng mức giá dầu hồi phục đến mức 82USD/thùng để cân bằng ngân sánh, theo Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov.

Kể từ khi Liên Xô bắt đầu dựa vào xuất khẩu dầu như nguồn thu nhập chính vào năm 1970, sách lược của chính phủ là luôn theo dõi chặt chẽ biểu đồ giá dầu. Khi thị trường bất ổn, những người nắm trong tay quyền quyết định số phận nước Nga sẽ phải bình ổn thị trường quốc nội và chọn một chính sách giao thương “mềm dẻo”, tiêu biểu là việc cải tổ chế độ kinh tế - chính trị của Mikhail Gorbachev giữa những năm 1980 và chính sách thị trường thân thiện của những năm 1990.

"Bất cứ khi nào giá dầu xuống thấp, Chính phủ sẽ có định hướng để thực hiện cải cách", Vladimir Osakovskiy, nhà kinh tế trưởng của Nga tại Bank of America Corp trụ sở Moscow cho biết. “Với giá dầu dò đáy năm 2004, chúng tôi cho rằng góc nhìn từ lịch sử có thể là lý lẽ để thuyết phục cho việc thay đổi theo hướng chính sách tự do hơn”.

Cải cách như thế nào?

Cho đến nay, cuộc khủng hoảng chưa đủ “động lực” để thúc đẩy một sự thay đổi như vậy. Nga đang có những bước đi cẩn trọng, chắp vá những lổ hỗng của chính sách kinh tế, đồng thời loại bỏ những lời kêu gọi cho một cuộc cải tổ rộng lớn thật sự.

Với tài chính công (hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành) chịu áp lực từ việc giá dầu sụt giảm trong những năm qua, NHTW đã chuyển hướng thả nổi tự do tỷ giá hối đoái vào năm 2014, trong khi Bộ Tài chính Nga thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tái thực hiện chính sánh “tư nhân hóa”.

Kể từ đầu năm đến nay, với giá dầu đã tăng trở lại, đồng tiền của Nga đã tăng 14% so với USD sau khi giảm 20% trong năm 2015.

Trong trường hợp một chút thay đổi có thể giúp nền kinh tế mạnh mẽ hơn, chính phủ sẽ muốn tập trung vào các biện pháp với "kết quả tài chính rõ ràng" và có thể đột ngột chấm dứt những thay đổi trong các lĩnh vực quan trọng như hệ thống pháp luật, theo Osakovskiy BofA.

Mùa thu năm nay, Nga sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội và tiếp theo là một cuộc bỏ phiếu vào năm 2018 để chọn Tổng thống trong bối cảnh giá dầu vẫn đang ở mức thấp sẽ gia tăng áp lực thêm cho các chính khách nước Nga.

Trong 8 năm đầu tiên của mình tại điện Kremlin, ông Putin đã dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng trung bình 7%/năm. Còn ở thời điểm hiện tại, Putin cho biết nền kinh tế sẽ trị trệ với tốc độ tăng trưởng gần bằng 0.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần trước đã kêu gọi cải thiện môi trường thể chế và kinh doanh của Nga, nhấn mạnh trong một báo cáo rằng "cải cách cơ cấu là không thể thiếu để thúc đẩy tăng trưởng tiềm năng.”

Đinh Lộc

Bloomberg

Trở lên trên