Tổng thống Putin và tham vọng đưa Nga vào top 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức bắt đầu nhiệm kỳ mới, nhiệm kỳ Tổng thống thứ 5 vào ngày mai (07/05). Trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa có lắng dịu và mối quan hệ với phương Tây rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, kinh tế được xem là một những trọng tâm chính trong nhiệm kỳ 6 năm tới của ông Putin.
- 06-05-2024Chưa từng có trong lịch sử: Mỹ phẩm Trung Quốc bùng nổ ở ĐNÁ nhờ Tiktok, Temu và Shein, kim ngạch xuất khẩu tăng 100% đạt 7,6 tỷ USD
- 06-05-2024Bỏ mặc cả thế giới chạy theo mình làm xe điện, Elon Musk khiến nhà đầu tư bàng hoàng khi nói muốn biến Tesla thành 'công ty hoàn toàn khác', việc bán xe chỉ là phụ
- 06-05-2024GDP quý 1 của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á tăng vượt dự báo
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt mục tiêu đưa Nga vào “Top 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới” vào năm 2030, đồng thời chỉ thị cho các bộ, ban ngành đây mạnh các chính sách và biện pháp nhằm đạt được tham vọng này. Cụ thể, Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu chính phủ cần nâng tổng giá trị gia tăng trong ngành chế tạo và sản xuất lên thêm ít nhất 40% vào năm 2030, so với mức của năm 2022. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga cũng muốn giảm tỷ trọng của ngành nhập khẩu trong cơ cấu GDP xuống mức 17% và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng không thuộc ngành tài nguyên và năng lượng lên tối thiểu khoảng 66%.
Trong vòng hai năm, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022, Nga đã vượt qua cả Iran và Triều Tiên, trở thành quốc gia bị áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vượt qua nhiều dự báo của chuyên gia ngay cả trong tình huống khó khăn đó, nền kinh tế Nga vẫn đứng vững, thậm chí còn đạt kết quả gây ngạc nhiên cho giới quan sát. Trong báo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo Nga sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong năm nay (3,2%), nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế tiên tiến nào trên thế giới, bao gồm cả Mỹ. Theo báo cáo, Nga đã thích nghi với trạng thái “bình thường mới” khi nền kinh tế đất nước được đặt trong tình trạng chiến tranh.
Những tín hiệu kinh tế khả quan này đã trở thành yếu tố chính hỗ trợ cho thắng lợi thuyết phục của đương kim Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc bầu cử tổng thống hồi giữa tháng 3 vừa qua. Ông Putin đã giành được hơn 87% phiếu ủng hộ, mức cao nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại. Trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nền kinh tế Nga chắc chắn sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức khi giá hàng hóa, dịch vụ vẫn tiếp tục tăng. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách do hoạt động quân sự đã vượt quá 3.000 tỷ ruble trong năm thứ hai liên tiếp. Lạm phát tại Nga vẫn ở mức cao (7,44% trong năm 2023) so với mục tiêu 4% đề ra của Ngân hàng Trung ương Nga.
Tuy nhiên, theo Tổng thống Putin, nền kinh tế Nga vẫn đang đi đúng hướng: "Bất chấp những thách thức chưa từng có mà chúng ta phải đối mặt trong vài năm qua, các xu hướng tích cực trong nền kinh tế vẫn đang được củng cố trong nền kinh tế. GDP của Nga đã tăng 3,6% trong năm ngoái. Số liệu thống kê cho những tháng đầu năm nay tiếp tục cho thấy sự khả quan. Một trong những động lực của nền kinh tế Nga là nỗ lực của các doanh nghiệp, công ty và toàn thể cộng đồng doanh nhân, cùng nhau làm việc không chỉ vì lợi nhuận của riêng mình mà còn nhằm được các mục tiêu phát triển quốc gia. Mối quan hệ hợp tác mang tính xây dựng trong những điều kiện khó khăn đã cho phép chúng ta đối phó thành công với những khó khăn bên ngoài”.
Chuyên gia Igor Nikolaev tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga đánh giá, sự ổn định hiện nay của nền kinh tế Nga không chỉ nhờ giá dầu cao. Nền kinh tế Nga vẫn giữ được tính chất thị trường cũng như đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, có sự linh hoạt và khả năng thích ứng với các biện pháp trừng phạt và các tình huống khẩn cấp khác. Kết quả cuộc khảo sát mới nhất của Quỹ Dư luận Xã hội (FOM) cho thấy đa số (82%) người Nga đánh giá công việc của Tổng thống Vladimir Putin là khá tốt và tỷ lệ tương tự (82%) cũng tin tưởng vào sự lãnh đạo của ông Putin trong nhiệm kỳ 6 năm sắp tới.
VOV