Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Thaiholdings liên tục tăng trần kể từ khi niêm yết
Nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ có tính thanh khoản cao giảm khá mạnh trong tuần này. Nhiều cổ phiếu thanh khoản thấp có trọn vẹn 5 phiên tăng trần.
Tuần giao dịch 22-26/6, thị trường thường xuyên xuất hiện tình trạng bán mạnh về cuối phiên đã khiến cho nhà đầu tư tỏ ra khá thận trọng. Dòng tiền tham gia thị trường khá yếu, thậm chí phiên giao dịch ngày 26/6, giá trị khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt gần 3.100 tỷ đồng, thấp nhất kể từ cuối tháng 2. VN-Index đóng cửa tuần ở mức 851,98 điểm, giảm 16,58 điểm (-1,91%) so với tuần trước. HNX-Index giảm 1,91 điểm (-1,66%) xuống 113,45 điểm.
Giảm giá
Nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn giao dịch không mấy tích cực trong tuần này với VIC giảm 5,96% xuống 91.500 đồng/cp, GVR giảm 5,56%, VRE giảm 5,76%, BID giảm 3,74%, VCB giảm 2,46%... Đà giảm cũng lan rộng sang các cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ. Trên HoSE, TNI của Tập đoàn Thành Nam ( HoSE: TNI ) tuần thứ 3 liên tiếp lọt vào top giảm giá và giảm mạnh nhất với 18,7%. Cổ phiếu này đã mất 64,3% từ đầu tháng 6 đến nay, từ mức giá 12.200 đồng/cp xuống 4.350 đồng/cp.
Theo sau là CLG của Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec ( HoSE: CLG ) với 17,6%. CLG có biến động khá mạnh khi tuần trước nằm trong danh sách những cổ phiếu tăng mạnh nhất. CLG bị đưa vào diện kiểm soát từ 12/5 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2019 là âm 208,37 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2019 là âm 201,13 tỷ đồng căn cứ theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019. Đồng thời, công ty kiểm toán có ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh, nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Các cổ phiếu tăng nóng trong thời gian qua và có tính đầu cơ cao như HQC của Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân ( HoSE: HQC ) hay JVC của Thiết bị Y tế Việt Nhật ( HoSE: JVC ) đều giảm khá mạnh với 16% và 12,5%.
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE. |
Trên HNX, TVC của Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt ( HNX: TVC ) tiếp tục nằm trong danh sách giảm mạnh nhất với 28%. TVC đã giảm hơn 68% từ đầu tháng 6 đến nay, từ mức giá 33.800 đồng/cp xuống 10.800 đồng/cp. Mới đây, hội đồng quản trị của TVC đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành hơn 3,8 triệu đơn vị.
DST của Đầu tư Sao Thăng Long ( HNX: DST ) mất 24,6%. Trong tuần này, DST có đến 3 phiên giảm sàn và 1 phiên tăng trần. 2 cổ đông Nguyễn Hoàng Tú và Nguyễn Tiến Long đã mua vào 403.500 cổ phiếu và 242.000 cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 5,31% và 5,09%.
D11 của Địa ốc 11 ( HNX: D11 ) giảm 22,7%. Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niêm năm 2020, công ty đặt kế hoạch doanh thu dự kiến đạt 288 tỷ đồng, giảm 28,7% so với thực hiện năm 2019 và lợi nhuận sau thuế giảm 17,24%, xuống 24 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX. |
Đối với UPCoM, VIW của Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam ( UPCoM: VIW ) và HCS của Thông tin Tín hiệu Đường sắt Hà Nội ( UPCoM: HCS ) đều giảm 40% chỉ trong 1 phiên do 2 cổ phiếu này không xuất hiện giao dịch 25 phiên liên tiếp. Các cổ phiếu khác như DKP của Dược khoa ( UPCoM: DKP ), NSG của Nhựa Sài Gòn ( UPCoM: NSG ) hay HAF củ Thực phẩm Hà Nội ( UPCoM: HAF ) đều mất trên 20% nhưng mức độ thanh khoản khá thấp, chỉ đạt trung bình 100 cổ phiếu/phiên.
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM. |
Tăng giá
Ở chiều ngược lại, DAT của Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản ( HoSE: DAT ) tăng gần 40%. Trong tuần này, DAT có trọn vẹn 5 phiên tăng trần. Tính rộng ra, cổ phiếu này đã có 7 phiên tăng trần liên tiếp. Năm 2020, công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng, thấp hơn 20% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 35,8%, đạt 40 tỷ đồng.
Tiếp theo sau là VID của Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông ( HoSE: VID ) giảm 19,6%. VID có 4 trên 5 phiên tăng trần trong tuần này, từ mức giá 6.880 đồng/cp lên 9.010 đồng/cp. Trước đó 1 tuần, cổ phiếu này có 5 phiên giảm sàn liên tiếp.
CDC của CTCP Chương Dương tăng 28,3%. 2 con trai của bà Hoàng Thị Hoài Linh, Thành viên HĐQT đều đăng ký mua 500.000 cổ phiếu nhằm tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận với thời gian dự kiến từ 17/6 đến 8/7.
|
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE. |
Đối với HNX, THD của Thaiholdings ( HNX: THD ) tăng mạnh nhất với 59,5% với 6 phiên tăng trần liên tiếp kể từ khi niêm yết trên HNX ngày 19/6.
LO5 của Lilama5 tăng 50% từ mức giá 2.000 đồng/cp lên 3.000 đồng/cp. LO5 cũng tăng trần trọn vẹn 5 phiên tuần nay. Tính rộng ra cổ phiếu này đã tăng trần 12 phiên liên tiếp với khối lượng khớp lệnh trung bình đạt 1.000 cổ phiếu/phiên. 2 cổ phiếu khác là SVN của Tập đoàn Vexilla Việt Nam ( HNX: SVN )và VCM của Nhân lực và Thương mại Vinaconex ( HNX: VCM ) đều tăng khá mạnh dù không có nhiều thông tin hỗ trợ trên thị trường.
|
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX. |
Tại UPCoM, RAT của Vận tải và Thương mại Đường sắt ( UPCoM: RAT ) tăng mạnh nhất với 98,7%. VKD của Nước khoáng Khánh Hòa ( UPCoM: VKD ) tăng 88,5%. Đợt tăng giá này diễn ra sau khi công ty công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Theo đó, công ty đặt kế hoạch doanh thu dự kiến đạt 352,57 tỷ đồng, tăng 21,5% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 28,18 tỷ đồng, tăng 39%.
Các cổ phiếu khác như HCI của Đầu tư - Xây dựng Hà Nội ( UPCoM: HCI ), CTA của Vinavico ( UPCoM: CTA ), SB8 của Sông Đà 8 ( UPCoM: SD8 ) đều tăng trên 50% nhưng trong tình trạng đóng băng về thanh khoản.
|
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM. |
Người đồng hành