MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Top địa phương có tỷ lệ người dân còn dùng điện thoại "cục gạch" cao nhất

01-04-2022 - 08:13 AM | Kinh tế số

Top địa phương có tỷ lệ người dân còn dùng điện thoại "cục gạch" cao nhất

Để đạt mục tiêu 85% người trường thành sử dụng smartphone, Cục Viễn Thông cho biết cần phát triển 8,6 triệu thuê bao smartphone từ 10 triệu người đang sử dụng điện thoại featurephone.

Theo dữ liệu của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), tính cuối năm 2021, Việt Nam đã có 91,3 triệu thuê bao smartphone. 

Tính đến tháng 3/2022, đã có thêm hơn 2 triệu thuê bao sử dụng smartphone, nâng tổng số thuê bao dùng smartphone tại Việt Nam lên con số 93,5 triệu. Ước tính tỷ lệ người trưởng thành sử dụng smartphone đạt khoảng 73,5%.

Theo thống kê của Cục, hiện nay một số tỉnh còn có tỷ lệ dân số chỉ sử dụng featurephone (điện thoại phổ thông) cao như: Bến tre còn 15%; Tiền Giang còn 13,5%; Nam Định còn 12,8%; Long An còn 12,6% và Thanh Hóa còn 12,4%.

Top địa phương có tỷ lệ người dân còn dùng điện thoại cục gạch cao nhất - Ảnh 1.

Trong khi đó, các địa phương có tỷ lệ người trưởng thành sử dụng smartphone thấp là Sơn La với 58,3%, Điện Biên với 57,6%, Lai Châu với 56,6% và Hà Giang là 56,1%.

Top địa phương có tỷ lệ người dân còn dùng điện thoại cục gạch cao nhất - Ảnh 2.

Hải Phòng là địa phương có tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng smartphone cao nhất với 78,4%. Đứng thứ hai là Đà Nẵng với 77,8%, TP. HCM đạt 75,7% và Hà Nội đạt 74,5%. 

Top địa phương có tỷ lệ người dân còn dùng điện thoại cục gạch cao nhất - Ảnh 3.

Các tỉnh có tỷ lệ dân số chỉ sử dụng featurephone thấp như TP.HCM còn 7,9%; Cà Mau là 7,3% và Đà Nẵng là 6,3%.

Để đạt mục tiêu 85% người trường thành sử dụng smartphone, Cục Viễn Thông cho biết cần phát triển 8,6 triệu thuê bao smartphone từ 10 triệu người đang sử dụng điện thoại featurephone.

Để đạt mục tiêu này, Cục Viễn Thông cho biết cần ưu tiên sử dụng smartphone cũng như các ứng dụng trên smartphone. Các doanh nghiệp xây dựng gói cước hỗ trợ phát triển tiêu dùng dữ liệu. Ngoài ra, thí điểm dừng công nghệ 2G và cung cấp thống kê smartphone cho tỉnh, thành phố và doanh nghiệp.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025. Đáng chú ý, trong đó đề xuất hỗ trợ một phần chi phí mua điện thoại thông minh cho hộ nghèo.

Cụ thể, dự thảo cho hay, đối tượng được nhận hỗ trợ điện thoại thông minh từ chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 phải đáp ứng đồng thời các điều kiện là hộ nghèo, hộ cận nghèo, chưa được hỗ trợ máy tính bảng (bao gồm từ các chương trình này và các chương trình, đề án khác).

Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định tiêu chí ưu tiên về địa bàn cư trú là xã khu vực 3, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, xã đảo, huyện đảo… Dự thảo nêu rõ, hình thức hỗ trợ bằng tiền, mức hỗ trợ 500.000 đồng/hộ.

Hộ gia đình tự lựa chọn, quyết định mua điện thoại thông minh, đặt hàng doanh nghiệp viễn thông thực hiện hỗ trợ. Hộ gia đình có thể lựa chọn nhận hỗ trợ thông qua việc trừ dần vào chi phí sử dụng dịch vụ viễn thông phát sinh vượt số kinh phí được Chương trình hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập cho hộ gia đình.

Cách thứ hai, hộ gia đình nhận tiền mặt một lần trực tiếp từ doanh nghiệp do hộ gia đình đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông di động mặt đất.

https://cafef.vn/top-dia-phuong-co-ty-le-nguoi-dan-con-dung-dien-thoai-cuc-gach-cao-nhat-20220401081332582.chn

Thái Quỳnh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên