Tốt nghiệp Đại học 8 tháng, đi làm nửa năm đã có 150 triệu tiết kiệm: Tôi cá hầu hết chúng ta đều không làm được điều này
“Muốn có tiền thì đừng đợi đến lúc học xong mới đi làm” là quan điểm của Hoài Anh.
- 14-04-2024Tôi 57 tuổi, nghỉ hưu làm 3 công việc, tiết kiệm hơn 1 tỷ đồng trong 2 năm để mua nhà cho con trai: Tuy vất vả nhưng rất vui, thời đại này chỉ cần không lười biếng là bạn có thể kiếm tiền!
- 09-04-2024Đi chợ về thừa tấm lưới bọc hoa quả, đừng vội bỏ đi bởi nó có cực nhiều công dụng: Tiết kiệm 1 mớ tiền
- 09-04-2024Bước sang tuổi 35, sau khi không bội chi và tiết kiệm tiền đều đặn hàng tháng, tôi đã được cuộc đời khen thưởng!
- 09-04-2024Thói quen TIẾT KIỆM VÔ ÍCH là tình trạng chung của các gia đình nghèo! Gia đình bạn có sở hữu?
Đi làm nhiều năm, dành dụm được 100 triệu đã là điều đáng khen; mới ra trường, thâm niên đi làm còn chưa đầy 1 năm mà đã có hơn 100 triệu dắt túi còn là điều đáng nể hơn nữa.
Hoài Anh - Cô bạn sinh năm 2002 mà chúng tôi có cơ hội trò chuyện chính là một trong số những bạn trẻ có mối quan hệ rõ ràng và lành mạnh với tiền bạc từ rất sớm. Tháng 8/2023, Hoài Anh tốt nghiệp Đại học Ngoại Ngữ (ĐHQG Hà Nội).
Ở thời điểm đó, Hoài Anh đã có gần 100 triệu tiết kiệm. Sau gần nửa năm đi làm, hiện tại, cô bạn tiết lộ bản thân đã có 150 triệu dắt túi rồi.
Ảnh minh họa
Đi làm và tiết kiệm từ sớm vì muốn đổi nhà cho bố mẹ
Hoài Anh đang sống cùng bố mẹ trong 1 căn nhà tập thể cũ ở quận Ba Đình (Hà Nội). Đây cũng chính là động lực để cô bạn “cày tiền” từ thời còn là sinh viên năm nhất.
“Mình là con một, bố mẹ mình đều làm công chức nên gia đình cũng chỉ đủ ăn đủ tiêu chứ không quá dư dả. Từ hồi học cấp 3, mình đã muốn sau này cả nhà mình có thể chuyển sang một căn nhà khác rộng rãi, khang trang hơn rồi. Mình biết là việc này cũng khó, giá nhà còn đang cao nữa nhưng mình coi nó là động lực để đi làm, tiết kiệm” - Hoài Anh chia sẻ.
Mục tiêu rõ ràng, bản thân cũng rất quyết tâm nên ngay từ khi mới là sinh viên năm nhất, Hoài Anh đã đi dạy gia sư, làm trợ giảng cho trung tâm tiếng Anh. Sang đến năm thứ 2, sau khi dành dụm được 9 triệu tiền vốn, cô bạn quyết tâm nhập trang sức mỹ kí về bán online.
“Công việc làm thêm mang lại cho mình nguồn thu nhập ổn định nhất thì vẫn là đi gia sư và đi làm trợ giảng. Bán hàng online thì phải sang đến năm thứ 3 - khi mình lân la lên Shopee bán thì mới gọi là ổn định. Trước đó, mình chỉ bán trên Facebook và Instagram cá nhân thôi”.
Ảnh minh họa
Hoài Anh chia sẻ và tiết lộ từ năm 2019-2021, trung bình một tháng, cô kiếm được khoảng 10 triệu đồng từ các công việc làm thêm. Từ năm 2022, sau khi bán hàng trên sàn TMĐT, thu nhập của Hoài Anh có “nhỉnh” hơn một chút, khoảng 15 triệu đồng/tháng.
Kể từ tháng 11/2023, sau khi tìm được công việc full-time là trợ lý cá nhân cho Giám đốc một của một doanh nghiệp nhỏ, Hoài Anh không còn làm trợ giảng cho trung tâm tiếng Anh nữa.
“Mình vẫn bán hàng online, vẫn đi dạy gia sư tiếng Anh 2 buổi/tuần, thu nhập hàng tháng vẫn ổn định ở mức 22-25 triệu đồng. Đi làm full-time rồi nên mình cũng bận hơn nhiều, việc mình phải nhờ mẹ hỗ trợ đóng đơn và giao cho bên vận chuyển” - Hoài Anh chia sẻ.
Tháng nào cũng chỉ giữ lại 3-4 triệu để chi tiêu, còn lại gửi mẹ giữ giúp
Hoài Anh thừa nhận bản thân cũng có phần may mắn, không phải đi thuê nhà nên việc tiết kiệm tiền cũng khả thi hơn nhiều.
“Hồi sinh viên, mỗi tháng dù kiếm được bao nhiêu tiền, mình cũng chỉ giữ lại 1,5 triệu đồng để chi tiêu cá nhân, chủ yếu là mua sách vở, thi thoảng mua quần áo hoặc đi cà phê với bạn bè. Phần còn lại mình gửi mẹ giữ hết. Đến lúc đi làm thì mỗi tháng mình giữ lại 3-4 triệu để chi tiêu, còn lại vẫn đưa mẹ” - Hoài Anh chia sẻ.
Ảnh minh họa
Không mất tiền nhà, được bố mẹ “bao nuôi” cô bạn khẳng định 3-4 triệu/tháng là thừa sức chi tiêu cá nhân thoải mái, thậm chí còn có thể tiết kiệm được một khoản nho nhỏ, phòng khi có việc khẩn cấp.
“Tiền xăng của mình rơi vào khoảng 500k/tháng. Đây là khoản chi cố định duy nhất của mình. Tiền điện thoại mình được công ty phụ cấp 300k/tháng, tiền mua quần áo/giày dép, hay đồ dưỡng da/mỹ phẩm chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/tháng thôi. Mình cũng không đầu tư quá nhiều cho khoản này nên hàng tháng vẫn tiết kiệm được khoảng 800k - 1 triệu, phòng khi có việc gấp gáp” - Hoài Anh tiết lộ.
Tính ra, cô bạn này đang làm tới 3 công việc cùng lúc: Ban ngày đi làm full-time, tối đi dạy gia sư hoặc ngồi chốt đơn, đóng hàng cùng mẹ. Dẫu vậy, Hoài Anh vẫn khẳng định bản thân vẫn có thể nhận thêm công việc freelance.
“Mình ham kiếm tiền nhưng lại hơi hèn, không dám đầu tư gì cả. Biết vậy nên mình đặt mục tiêu kiếm thêm việc để có thêm thu nhập, chứ không đầu tư gì hết.
Nếu may mắn duy trì được nguồn thu và tỷ lệ tiết kiệm như bây giờ, thì khoảng 8 năm nữa, tiền tiết kiệm của mình cộng với tiền tiết kiệm của bố mẹ, mới đủ để mua chung cư ở Hà Nội. Mong là lúc đó giá nhà sẽ ổn định hơn, còn giờ mình chỉ biết chăm chỉ kiếm tiền và tiết kiệm tối đa thôi” - Hoài Anh vừa cười vừa kể.
Nhịp sống thị trường