TP HCM nói về mục tiêu GRDP bình quân đầu người vượt 14.500 USD
Để đạt được mục tiêu GRDP/người vượt 14.500 USD vào năm 2045 thì quy hoạch TP HCM cụ thể hóa bằng 5 chiến lược.
- 13-07-2024Bất ngờ một tỉnh miền Tây tăng 27 hạng, vươn lên đứng đầu khu vực ĐBSCL về tăng trưởng GRDP
- 12-07-2024Việt Nam khởi động 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới: Tỉnh có GRDP thứ 61/63 đang nắm hơn 50% tài nguyên này, quyết vươn lên đạt kinh tế khá
- 09-07-2024Bình Thuận ‘sáng cửa’ GRDP bình quân/người từ 7.800 - 8.000 USD
UBND TP HCM vừa có công văn giải trình ý kiến theo báo cáo thầm tra và ý kiến tại kỳ họp HĐND TP HCM lần thứ 16, khóa X về Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
UBND TP HCM cho rằng đặt ra một kịch bản tăng trưởng từ 8,5 - 9,0% là thách thức lớn của TP HCM. Tuy nhiên, kịch bản phát triển dựa trên chuỗi số liệu từ 2011 - 2020, thành phố đã có những bước phát triển cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo giá so sánh) của cả thời kỳ 2011 - 2020 và trong quá trình lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch cũng đã trao đổi với nhiều chuyên gia kinh tế, thống nhất các chỉ tiêu tăng trưởng với các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá.
Trong đó đồ án cũng xác định rõ là sau khi triển khai thực hiện quy hoạch, người dân thành phố có thu nhập vượt ngưỡng kinh tế trung bình. Để đạt được mục tiêu vượt 14.500 USD vào năm 2045 thì quy hoạch thành phố có cụ thể hoá bằng 5 chiến lược.
Trong đó, chiến lược 2 là TP HCM trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của Châu Á. Về mặt kinh tế, TP HCM phấn đấu đạt được quy mô kinh tế tương đương các đô thị toàn cầu thuộc loại 'Alpha +' của Châu Á.
Về mặt dịch vụ, TP HCM phấn đấu trở thành trung tâm của các ngành dịch vụ có chất lượng và sức cạnh tranh cao của khu vực Đông Nam Á và Châu Á, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Chiến lược 3 là kinh tế, văn hóa của thành phố phát triển đặc sắc. Trong đó, thành phố cơ cấu lại tổng thể kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng suất lao động cao.
Đồng thời, quy hoạch, chuyển đổi mô hình các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng phát triển công nghệ cao, sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; lựa chọn các sản phẩm và công đoạn có giá trị gia tăng cao tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Do vị trí địa lý, TP HCM được phát triển theo định hướng cảng biển container quốc tế, dịch vụ hậu cần cảng biển, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ ngành dầu khí.
Bên cạnh đó, TP HCM nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, là một hành lang quan trọng của miền Đông Nam Bộ, cho phép kết nối TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ với biển Đông thông qua sông Thị Vải, sông Lòng Tàu và sông Xoài Rạp.
Với những điều kiện thuận lợi như trên, TP HCM có điều kiện hướng biển để vươn ra các thị trường quốc tế thông qua cảng nước sâu trung chuyển Cần Giờ, khu thương mại tự do, khu du lịch quốc gia và khu đô thị du lịch biển Cần Giờ tương lai, nhằm phát triển kinh tế biển trở thành một ngành mũi nhọn của thành phố.
Người lao động