TPHCM cấm xe máy từ năm 2030, dân đi lại bằng gì?
TPHCM muốn hạn chế dần, rồi tiến tới cấm hẳn xe máy vào trung tâm từ năm 2030 giải quyết nạn kẹt xe. Tuy nhiên, bằng cách nào để loại bỏ xe máy một cách hiệu quả và khi loại bỏ xe gắn máy thì người dân đi lại bằng phương tiện gì?
- 25-08-2018Cấm xe máy vào nội đô: Chưa thuyết phục!
- 24-08-2018TP.Hồ Chí Minh đề xuất cấm xe máy vào trung tâm từ năm 2030: Dân đồng thuận nếu có lộ trình hợp lý
- 15-09-2017Gió giật cực mạnh, cấm xe máy qua cầu Bãi Cháy
- 14-07-2017TP. HCM cấm xe máy từ năm 2030?
- 08-07-2017Có nên lạc quan vào Đề án cấm xe máy vào nội đô Hà Nội?
- 07-07-2017Cấm xe máy - quyết định khó khăn nhưng cần thiết
Xe buýt, tàu điện thay thế xe máy
Nếu đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn” được thông qua, TPHCM sẽ hạn chế và tiến tới cấm môtô, xe máy 2-3 bánh tại một số khu vực trung tâm như: quận 1, 3, 5, 10, Phú Mỹ Hưng, Khu đô thị mới Thủ Thiêm... vào giai đoạn 2025-2030.
Vấn đề người dân quan tâm lúc này là bằng cách nào để loại bỏ xe máy một cách hiệu quả và khi loại bỏ xe gắn máy thì người dân đi lại bằng phương tiện gì?
TPHCM muốn phát triển xe buýt để hạn chế xe máy.
Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM, để có thể thực hiện mục tiêu cấm xe máy vào trung tâm thành phố từ năm 2030, TPHCM đã đề xuất 36 giải pháp sắp xếp theo nhóm, thứ tự ưu tiên theo nguyên tắc "kéo - đẩy".
Cụ thể, nhóm giải pháp tăng cường vận tải hành khách công cộng bao gồm 5 nhiệm vụ chính: Nâng cao năng lực Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TPHCM (trực thuộc Sở GTVT TPHCM).
Khi hệ thống đường sắt đô thị hình thành và hoạt động chính thức theo quy hoạch, trung tâm này sẽ được thay thế bằng cơ quan Quản lý giao thông công cộng trực thuộc UBND TPHCM (tương đương cấp Sở).
Song song, TPHCM phát triển mạng lưới xe buýt theo kế hoạch chi tiết phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân, triển khai các tuyến buýt có trợ giá đưa rước học sinh (school bus), phát triển hệ thống mini bus hoạt động trong khu vực hẻm.
TPHCM muốn phát triển hệ thống mini bus.
Khuyến khích phát triển các phương tiện xe đạp, xe gắn máy điện công cộng... để kết nối các phương thức vận tải hành khách công cộng khác.
Triển khai đưa tuyến BRT số 1 vào hoạt động trước năm 2020, Tập trung ưu tiên mạnh mẽ nguồn lực hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 tuyến metro số 1, 2, 3 cùng các tuyến tramway, BRT còn lại trước năm 2030; Phát triển đa dạng hóa loại hình "buýt sông"...
Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, thị phần vận tải hành khách công cộng toàn thành phố đảm nhận 15-20% nhu cầu di chuyển của người dân. Đến năm 2025 đạt 20,5-26,6% và đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ tăng lên 29,3-36,8%.
Thu phí ôtô vào nội đô
Về nhóm giải pháp kiểm soát phương tiện cá nhân, TPHCM sẽ thu phí ôtô lưu thông vào khu vực trung tâm thành phố thông qua việc bổ sung phí ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường vào danh mục các loại phí, lệ phí là cơ sở thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
Đồng thời, phân vùng hạn chế của xe môtô, xe gắn máy 2 - 3 bánh phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới cấm tại một số khu vực trung tâm vào giai đoạn 2025 – 2030.
TPHCM sẽ thu phí ô tô vào nội đô để hạn ché xe cá nhân
Bên cạnh đó, thành phố cũng hạn chế phương tiện ôtô đăng ký mới, kết hợp với xe có biển số tỉnh lưu thông vào trung tâm thành phố theo lộ trình.
Ngoài ra, còn có các nhóm giải pháp hỗ trợ như: Rà soát, bố trí các bến hàng hóa tổng hợp kết nối giữa đường thủy nội địa và đường bộ; Quy định các công trình chung cư cao tầng, trung tâm thương mại lớn phải đánh giá tác động giao thông khu vực xung quanh dự án; Nghiên cứu thành lập quỹ phát triển giao thông công cộng,...
Dự kiến, để thực hiện đề án, nguồn lực từ ngân sách sẽ dành ưu tiên cho phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt - khoảng 52.550 tỉ đồng. Các nguồn lực khác từ xã hội hóa đầu tư hoặc vốn ODA sẽ phát triển các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn, hệ thống thu phí ôtô cá nhân vào trung tâm,... khoảng 323.000 tỉ đồng.
Lao động