TP.HCM xử phạt hơn 42 tỷ đồng trong tuần đầu áp dụng Nghị định 168
Thông tin trên được Thượng tá Lê Văn Hải, Phó trưởng Phòng CSGT TP.HCM cho biết tại họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, chiều 9/1.
- 10-01-2025Sơn La chạy đua với thời gian giải ngân hơn 4.300 tỷ đồng vốn đầu tư công
- 10-01-2025Từ nhóm bét bảng, một tỉnh nghèo 'vươn mình' lọt top 10 địa phương tăng trưởng GRDP cao nhất Việt Nam năm 2024, nhảy vọt hơn 50 bậc
- 10-01-2025Hà Nội không còn là thành phố trực thuộc trung ương rộng nhất Việt Nam
Theo Thượng tá Lê Văn Hải, từ ngày 1 - 7/1 (một tuần áp dụng Nghị định 168/2024) , lực lượng CSGT TP.HCM đã xử lý 11.830 trường hợp vi phạm giao thông. Trong đó, CSGT tạm giữ 4.333 phương tiện (11 ô tô, 4.220 xe máy, 102 phương tiện khác), tước 2.091 giấy phép lái xe.
Tổng số tiền xử phạt ước tính 42,5 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với quy định trước đây.
Qua đánh giá, tình hình giao thông trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực khi người dân nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm pháp luật về giao thông.
Đối với thông tin người dân hỗ trợ giám sát, cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông, Thượng tá Lê Văn Hải cho hay, phong trào này đã được Công an TP phát động từ thág 6/2024, không phải mới.
"Giám đốc Công an TP.HCM đã phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin, hình ảnh, phản ánh về vi phạm giao thông qua trang Zalo của Phòng CSGT. Phương châm là “mỗi người dân là một chiến sĩ CSGT phát hiện hành vi vi phạm”, Thượng tá Lê Văn Hải nói.
Từ thời điểm phát động đế ngày 1/1/2025, CSGT TP đã tiếp nhận 1.880 thông tin, hình ảnh. Qua rà soát, xác minh, cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt 128 trường hợp với số tiền gần 500 triệu đồng.
Riêng từ ngày 1 - 7/1, CSGT TP tiếp nhận 87 thông tin, hình ảnh phản ánh. Đơn vị đã chuyển cho các đơn vị có liên quan xác minh, xử lý.
Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin vi phạm không quá 10% số tiền xử phạt và không quá 5 triệu đồng/vụ việc.
"Về việc chi trả thì Phòng PC08 chưa thực hiện việc do chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ Công an", ông Hải nói thêm.
Ông Nguyễn Thành Lợi - Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban an toàn giao thông TP.HCM cũng cho rằng, từ ngày Nghị định 168 có hiệu lực, chuyển biến trong hành vi tham gia giao thông của người dân đã cải thiện.
Đối với các ý kiến cho rằng mức xử phạt nâng lên quá cao, cao hơn rất nhiều so với mức thu nhập của người dân, ông Lợi nói: "Việc nâng mức xức phạt được đúc rút qua thực tiễn, qua đánh giá. Trước đây, công tác tuyên truyền, phổ biến để người dân tự giác cũng đã được thực hiện rất nhiều, tuy nhiên mức độ chấp hành không khả thi. Từ khi nâng chế tài thì hiệu ứng lập tức rõ ràng, việc chấp hành tốt lên ngay trong ngày đầu tiên".
Ông Lợi nêu ví dụ về việc chấp hành tốt là tình trạng vượt tín hiệu đèn giao thông, leo lề, vượt tốc độ và lấn làn đã được cải thiện đáng kể.
VTC News