Trả lời câu đố về những lá bài Tây để "dự đoán" mình đầu tư chứng khoán thua hay thắng
Tại sao nhà đầu tư cá nhân thường thua lỗ nhưng 80% các quỹ đầu tư lại chiến thắng thị trường?
- 08-06-2017"Săn hàng" cho danh mục đầu tư dài hạn
- 06-06-2017Dắt tay nhau lao dốc, bộ đôi DXG và LDG đã “xẻo” gần 30% tài khoản của nhà đầu tư
- 03-06-2017“Thà mất mặt chứ đừng để mất tiền” – Quy tắc vàng của dân đầu tư forex, chứng khoán
Có một con số “truyền thuyết” trên thị trường chứng khoán: 95% nhà đầu tư thua lỗ và chỉ có 5% số người tham gia thị trường đạt được mục đích. Không những thế, trong số 5% ít ỏi đó, chủ yếu lại là các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức.
Một người trong nghề cho biết, con số trên không phải số “ảo” và thực tế có đến 80% các tổ chức đầu tư chiến thắng thị trường.
Tại sao nhà đầu tư cá nhân thua lỗ còn tổ chức thì chiến thắng? Bỏ qua những quan điểm về việc họ là market maker, là “tay to” nên nắm trong tay “vận mệnh” của thị trường thì trước hết, cách tiếp cận thị trường của NĐT tổ chức đã có sự khác biệt so với NĐT cá nhân.
Có một câu đố mà các quỹ đầu tư luôn phỏng vấn ứng viên khi tuyển dụng như sau:
Tôi sẽ đưa cho bạn một bộ bài Tây (52 lá), mỗi lần rút 2 lá, tức 26 lần rút. Nếu 2 lá cùng chất (rô, cơ, nhép, bích) thì bạn được 100 USD. Nếu khác chất thì bạn mất 90 USD cho tôi. Bạn sẽ bắt đầu chơi với số tiền bao nhiêu để đạt được lợi nhuận lớn nhất?
Trước một câu hỏi như vậy, thông thường người được hỏi – vốn có khả năng về toán học và kinh nghiệm đầu tư – sẽ nhanh chóng sử dụng các phép toán để tính toán phương án. Rất nhiều câu trả lời được đưa ra với các con số khác nhau. Nhưng câu trả lời mà người tuyển dụng của quỹ đầu tư mong muốn là gì?
Đó là: Không chơi.
Chơi bài là một trò chơi rủi ro. Các quỹ đầu tư khi tiếp cận thị trường luôn đặt vấn đề rủi ro lên trước lợi nhuận trong khi nhà đầu tư cá nhân lại thường nghĩ đến lợi nhuận trước khi đánh giá rủi ro của một khoản đầu tư. Không có biện pháp hạn chế rủi ro, họ thường rơi vào cảnh “ăn đậm” một vài lần, nhưng sau đó có thể cháy tài khoản. Ngược lại, với các phương án hạn chế rủi ro, kế hoạch phân bổ vốn bài bản, các quỹ có thể thua lỗ tại 1 số khoản đầu tư có mức rủi ro cao hơn nhưng lại chiến thắng với các khoản đầu tư khác.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cá nhân thường biện minh cho sự "liều" của mình rằng “High risk, High return – Rủi ro cao, lợi nhuận cao”. Đó là một suy nghĩ thiếu hiểu biết, bởi lẽ bản chất của câu nói này là “Kỳ vọng lợi nhuận càng cao thì mức độ chấp nhận rủi ro càng lớn”, nó tùy thuộc vào quan điểm của người đầu tư. Điều đó tương đương với việc rủi ro cao không đi cùng với lợi nhuận cao, thậm chí là ngược lại, mất sạch.
Bạn đang đầu tư theo phong cách nào?