Trả lời tại sao sữa chua luôn bán theo lốc 4 hộp, người Nhật khiến cả thế giới trầm trồ: Đúng là đi đầu về dịch vụ!
Đằng sau lốc sữa chua 4 hộp của người Nhật là cả một bầu trời tâm lý, một lòng hướng về khách hàng.
- 19-09-2019Vì thói quen đi chân trần trong phòng tắm mà người đàn ông này bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công
- 19-09-2019Gửi hội chị em hay bất mãn chốn công sở: Muốn "bật" lại cấp trên, lên làm sếp vài ngày đi rồi biết!
- 19-09-2019Bác sĩ cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội: Chúng ta đang quá lạm dụng khái niệm "khẩu trang y tế"
Trong tâm thức của chúng ta, luôn có một niềm tin vô hình: hàng Nhật là hàng tốt. Từ lĩnh vực thực phẩm, gia dụng đến hóa mĩ phẩm, ba từ "made in Japan" là bảo chứng cho chất lượng và độ bền của sản phẩm.
Dĩ nhiên, mọi thứ đều có lý do của nó.
Người Nhật luôn đặt trọn tâm huyết và sáng tạo vào công việc mình làm, dẫu là sản phẩm giản đơn như… sữa chua. Ăn sữa chua từ bé đến lớn, có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao chúng luôn đi thành một lốc 4 hộp, không hơn không kém? Tâm sự của ông Tomishima Ryoichi, thuộc công ty thực phẩm Danon Japan sẽ khiến bạn sâu sắc cảm nhận phương châm "khách hàng là thượng đế" trong kinh doanh của người Nhật.
"Người Nhật thường ăn sữa chua vào buổi sáng. Lúc này, cả gia đình quây quần bên bàn ăn, nên làm lốc sữa chua 4 hộp là vừa đủ cho bố mẹ và các con", ông Ryoichi cho hay.
Quả thật, mô hình một cặp vợ chồng và hai con rất phổ biến tại Nhật Bản. Thiết kế sữa chua theo lốc 4 hộp sẽ giúp việc sử dụng dễ dàng hơn bao giờ hết, đồng thời thể hiện quá trình khảo sát thị trường cực sâu sắc cũng như cái tâm đặt trọn ở khách hàng. Lấy hệ số 4 làm mốc, thiết kế sữa chua này có thể đáp ứng nhiều kiểu gia đình khác như vợ chồng trẻ (2 người) hay đại gia đình nhiều thế hệ (6-8 người).
Ở một diễn biến khác, người Nhật cũng hay sản xuất bánh pudding theo lốc 3 hộp, với lí do tương tự.
Pudding là món bánh tráng miệng, ngọt và béo, thường được ăn sau bữa tối và hợp khẩu vị trẻ con hơn người lớn. Vì đàn ông ở Nhật thường đóng vai trò trụ cột tài chính, phải đi làm về khuya, nên thường không tham gia vào bữa tráng miệng này. Do đó, pudding chỉ thiết kế đủ cho 3 người gồm mẹ và hai con, hoặc con dâu và bố mẹ chồng.
Những việc nhỏ nhặt không ai để ý, người Nhật lại đặt trọn cái tâm vào, với mong muốn duy nhất là đem lại sản phẩm hoàn hảo cho khách hàng, xứng đáng với số tiền họ bỏ ra. Triết lý kinh doanh này mới là thứ làm nên thương hiệu của các sản phẩm Nhật Bản, đồng thời là nguồn cảm hứng cho tất cả những ngành nghề dịch vụ: Đặt khách hàng lên đầu và bạn sẽ thành công.
Nguồn: TBS TV, Japo
Nhịp sống Việt