MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trả ơn như tỷ phú: Cậu bé nghèo được giáo viên trả giúp 20 tệ học phí, sau trở thành tỷ phú quay về tặng thầy cả căn nhà và nội, ngoại thất

28-06-2022 - 15:10 PM | Tài chính quốc tế

Trả ơn như tỷ phú: Cậu bé nghèo được giáo viên trả giúp 20 tệ học phí, sau trở thành tỷ phú quay về tặng thầy cả căn nhà và nội, ngoại thất

Chúng ta lớn lên trong một môi trường rộng lớn, mặc dù mỗi người đều tồn tại như một cá thể độc lập nhưng không thể tránh khỏi những lúc cần tới sự giúp đỡ của người khác. Vì vậy nếu điều kiện cho phép, hãy làm một số việc nhỏ trong khả năng của mình để giúp đỡ những người khó khăn.

Evergrande Group hay Evergrande Real Estate Group, tên tiếng Trung là Tập đoàn bất động sản Hằng Đại là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai ở Trung Quốc, tập đoàn này đã phát triển các dự án tại hơn 170 thành phố ở Trung Quốc, và được xếp hạng 122 trên bảng xếp hạng Fortune Global 500.

Người sáng lập của tập đoàn, tỷ phú Hứa Gia Ấn cũng có một cuộc đời huyền thoại. Tuy hiện tại, trong kinh doanh gã khổng lồ ấy đang phải “oằn mình” gánh trên lưng núi nợ trị giá hơn 300 tỷ USD, tương đương khoảng 2% GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng trong cuộc sống thường ngày, Hứa Gia Ấn được đánh giá là người sống có tình, có nghĩa, biết trước biết sau.

Nửa đầu cuộc đời của vị tỷ phú này có thể nói là khá long đong. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo ở nông thôn, sau khi thi trượt đại học, nhờ sự giúp đỡ tận tình của giáo viên, hai năm sau, ông mới lại thi đỗ vào đại học, sau đó bị buộc thôi việc vì một sự cố, và rồi mới lập nên tập đoàn Hằng Đại, trở thành tỷ phú, đồng thời tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện.

Hứa Gia Ấn, từ một cậu bé nghèo ở nông thôn làm thế nào để trở thành tỷ phú tại đất nước tỷ dân?

Trả ơn như tỷ phú: Cậu bé nghèo được giáo viên trả giúp 20 tệ học phí, sau trở thành tỷ phú quay về tặng thầy cả căn nhà và nội, ngoại thất - Ảnh 1.

Tỷ phú Hứa Gia Ấn

Mất mẹ từ khi còn nhỏ, cuộc đời cơ cực bấp bênh

Hứa Gia Ấn sinh ngày 9/10/1958 trong một gia đình nông thôn tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Khi còn nhỏ, ông thường xuyên phải sống trong cảnh ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Đáng tiếc hơn là mẹ của ông qua đời 2 năm sau khi sinh ông vì bệnh tật, kể từ đó, Hứa Gia Ấn chỉ còn biết nương tựa vào bà nội.

Trẻ em gia đình nghèo khó thường rất hiểu chuyện, Hứa Gia Ấn cũng không phải ngoại lệ, ông từ nhỏ đã rất có trách nhiệm, luôn chủ động giúp đỡ người lớn việc nhà. Bên cạnh đó, khi còn học tiểu học, ông cũng luôn rất chăm chỉ học hành, vì vậy mà thành tích luôn rất tốt.

Năm 1975, sau khi tốt nghiệp trung học, Hứa Gia Ấn thi trượt đại học. Vào thời điểm đó, ông đã không lựa chọn tiếp tục đi học mà nghỉ học hai năm để phụ giúp việc đồng áng ở nhà nhằm giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc kéo dài 10 năm kết thúc vào năm 1976, khi ấy quốc gia này thông báo rằng kỳ thi tuyển sinh đại học sẽ được tiếp tục vào năm 1977. Sau khi biết được tin tức này, Hứa Gia Ấn đã hạ quyết tâm học và thi lại. Cuối cùng, vào năm 1978, Hứa Gia Ấn được nhận vào Học viện Gang thép Vũ Hán (nay là Đại học Khoa học và công nghệ Vũ Hán), bắt đầu cuộc sống của một sinh viên đại học.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, Hứa Gia Ấn vào làm việc tại Công ty Gang thép Vũ Dương Hà Nam theo đúng như mong muốn của mình. Trong suốt những năm làm việc tại công ty, Hứa Gia Ấn đã làm việc tận tâm và giành được sáu giải thưởng của Bộ Công nghiệp luyện kim. Nhưng sau đó, vì muốn cải thiện quyền lợi cho nhân viên, ông đã bán chất thải nhựa của công ty, cũng vì chuyện này mà ông đã bị điều tra và bị buộc phải nghỉ việc. Hứa Gia Ấn tuyệt vọng, ông đi xuống miền nam và làm việc tại Công ty Zhongda, Thâm Quyến.

Trong thời gian làm việc tại Công ty Zhongda, Hứa Gia Ấn đã thực hiện một dự án có tên "Vườn đảo ngọc", thu về cho Công ty Zhongda 200 triệu nhân dân tệ. Nhưng sau đó, ông rời Zhongda vì không nhận được phản hồi từ sếp khi thương lượng chuyện tăng lương. Sau đó, Hứa Gia Ấn nhận ra tầm quan trọng của khởi nghiệp, ông thành lập Công ty thực nghiệp Hằng Đại, và bắt đầu con đường sự nghiệp rực rỡ của mình.

Trả ơn như tỷ phú: Cậu bé nghèo được giáo viên trả giúp 20 tệ học phí, sau trở thành tỷ phú quay về tặng thầy cả căn nhà và nội, ngoại thất - Ảnh 2.

Thành danh nhưng không quên ân nhân

Hứa Gia Ấn giờ đã là một tỷ phú, nhưng ông chưa bao giờ quên những người hàng xóm ở quê và cả những người thầy đã từng giúp đỡ đỡ mình.

Cuối năm 2019, ông trở về quê hương của mình. Lần trở về nhà lần này, Hứa Gia Ấn không chỉ đi khảo sát các trường học và bệnh viện mà ông đã xây dựng ở đây, mà còn đi phát những phong bao lì xì và hàng hóa mừng năm mới cho dân làng ở quê.

Hứa Gia Ấn là một người trọng tình nghĩa, ông biết rằng bước ngoặt của cuộc đời mình là kỳ thi tuyển sinh đại học, và thành công của ông trong kỳ thi tuyển sinh đại học không thể tách rời những người thầy đã giúp đỡ mình.

Mỗi lần về quê, Hứa Gia Ấn đều đến thăm hai người thầy của mình là Châu Uyên và Trình Thủ Đức, và lần này cũng không ngoại lệ. Ngày Hứa Gia Ấn thi đỗ đại học lần hai, gia đình ông không đủ tiền để chi trả học phí cho con, thầy Châu Uyên và thầy Trình Thủ Đức khi biết điều này, đã cho Hứa Gia Ấn 20 nhân dân tệ làm chi phí đi lại và học tập.

Thời điểm đó Trung Quốc còn nghèo và khó khăn, 20 NDT không phải là một số tiền nhỏ, Hứa Gia Ấn cũng biết rằng nếu không có 20 NDT của hai thầy, ông cũng đã không đạt được thành công như ngày hôm nay. Sau khi trở về quê, biết tin thầy Uyên bị bệnh, ông lập tức tới nhà thầy, nắm lấy tay thầy hỏi han, hồi lâu vẫn không buông ra.

Khi biết căn nhà của thầy Uyên mua theo hình thức thế chấp, Hứa Gia Ấn đã tìm gặp người phụ trách liên quan, thanh toán một lần tiền nhà, đồng thời mua tất cả những thiết bị và vật dụng cần thiết trong nhà cho thầy.

Tâm lương thiện, phải học cách biết ơn

Hứa Gia Ấn chưa bao giờ keo kiệt trong việc làm từ thiện.

Trong danh sách các doanh nhân từ thiện, số tiền quyên góp của Hứa Gia Ấn bằng với tổng số tiền quyên góp của năm doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc. Lý do khiến Hứa Gia Ấn không tiếc tiền làm từ thiện, đó là bởi vì, ông hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác và cả lòng biết ơn.

Hiện Hứa Gia Ấn đã là một tỷ phú, và thầy giáo Chu Uyên cũng sở hữu một ngôi nhà do người học trò ông giúp đỡ năm xưa báo đáp. Có thể thấy, 20 tệ mà thầy Chu Uyên tặng cho Hứa Gia Ấn khi đó không chỉ thay đổi cuộc đời của vị tỷ phú họ Hứa, mà còn thay đổi một nửa cuộc đời của chính ông. Hứa Gia Ấn và thầy Chu Uyên đều là những người có suy nghĩ tử tế và biết đền đáp lòng tốt của người khác.

Trong thế giới vật chất này, tấm lòng nhân hậu và tình nghĩa không phải là điều mà ai cũng có, và hiếm có người giàu có nào như Hứa Gia Ấn, không tiếc tiền cho việc làm từ thiện. Thế giới không nên bị che phủ bởi sự thờ ơ, nó cần sự ấm áp và bình đẳng bao bọc. Chúng ta lớn lên trong một môi trường rộng lớn, mặc dù mỗi người đều tồn tại như một cá thể độc lập nhưng không thể tránh khỏi những lúc cần tới sự giúp đỡ của người khác. Vì vậy nếu điều kiện cho phép, hãy làm một số việc nhỏ trong khả năng của mình để giúp đỡ những người khó khăn.

Bởi lẽ một sự quan tâm, chăm sóc nhỏ nhặt nhất từ chúng ta có lẽ cũng có thể thay đổi cả cuộc đời của một con người. Và khi được người khác quan tâm, chúng ta cũng nên chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ chúng ta bằng trái tim nhân hậu, giống như cách mà tỷ phú Hứa Gia Ấn đã làm.

Người tử tế ắt sẽ được trời phù hộ, người biết báo đáp lòng tốt, cuộc sống cũng sẽ luôn ổn định, suôn sẻ.

https://cafebiz.vn/tra-on-nhu-ty-phu-cau-be-ngheo-duoc-giao-vien-tra-giup-20-te-hoc-phi-sau-tro-thanh-ty-phu-quay-ve-tang-thay-ca-can-nha-va-noi-ngoai-that-20220617145049143.chn

Theo ALEXX

Tri thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên