MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trải nghiệm kinh hãi của VĐV bơi đẳng cấp Olympic với virus corona: "Loại virus tồi tệ nhất từng chịu đựng, chỉ đi bộ cũng bị kiệt sức, mệt mỏi kéo dài và ho dai dẳng"

24-03-2020 - 16:08 PM | Sống

Cameron van der Burgh đã vật lộn với căn bệnh này trong 14 ngày qua. Sắp khỏi bệnh nhưng anh bị kiệt sức dù chỉ đi bộ, ho liên tục và mệt mỏi kéo dài.

Cameron van der Burgh sinh năm 1988, là kỷ lục gia nội dung bơi ếch, từng giành HCV Olympic 2012 cùng 6 HCV thế giới và phá 16 kỷ lục thế giới. Đã vươn lên đẳng cấp cao nhất của thể thao, Cameron đương nhiên có thể lực phi thường, thế nhưng đứng trước virus corona, anh thực sự phải sợ hãi.

Cameron tâm sự trên Twitter: "Cho đến nay, đây là loại virus tồi tệ nhất tôi từng phải chịu đựng, mặc dù tôi có một cơ thể khỏe mạnh với lá phổi rất tốt (không hút thuốc, chơi thể thao thường xuyên), sống một lối sống lành mạnh và còn trẻ (ít có nguy cơ nhiễm bệnh).

Mặc dù các triệu chứng tồi tệ như sốt nặng đã giảm bớt, Van der Burgh cho biết anh vẫn bị mệt mỏi kéo dài và ho dai dẳng. "Bất kỳ hoạt động thể chất nào như đi bộ đều khiến tôi kiệt sức trong nhiều giờ".

Cameron đặc biệt lưu ý với các đồng nghiệp rằng họ sẽ đánh mất nền tảng thể lực đang có nếu chẳng may nhiễm virus. Sau hồi phục, nếu quá vội vã để kịp trở lại thi đấu thì điều đó chỉ làm tăng tổn thương với cơ thể. Kình ngư Nam Phi tỏ ra lo ngại: "VĐV vẫn phải tập luyện liên tục vì chưa rõ Olympic 2020 có bị hoãn hay không, việc đó khiến họ phơi mình trước những rủi ro".

Kình ngư 32 tuổi gửi lời chúc kèm cảnh báo: "Làm ơn hãy chăm sóc bản thân. Sức khoẻ phải đặt lên hàng đầu. COVID-19 không phải trò đùa".

Trải nghiệm kinh hãi của VĐV bơi đẳng cấp Olympic với virus corona: Loại virus tồi tệ nhất từng chịu đựng, chỉ đi bộ cũng bị kiệt sức, mệt mỏi kéo dài và ho dai dẳng - Ảnh 1.

Cameron giành HCV Olympic 2012.

Di chứng của virus corona trở thành mối quan ngại của các bác sĩ trên toàn thế giới. Giám đốc trung tâm bệnh truyền nhiễm của bệnh viện Princess Margaret (Hồng Kông), bác sĩ Owen Tsang Tak-yin nói: "2 phần 3 số bệnh nhân được phát hiện có sự biến đổi về dung tích phổi".

"Sau khi chạy nước rút, một số bệnh nhân sẽ thở khó khăn hơn bình thường. Mức độ suy giảm chức năng phổi khoảng 20-30%. Phim chụp phổi của 9 trong 12 người được thử nghiệm đã thể hiện những cơ quan bị tổn thương. Nhưng cũng chưa có gì chắc chắn cả. Bệnh nhân nên tập luyện nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng này".

Theo H.A

Trí thức trẻ

Trở lên trên