Các công ty logistics hàng không sống khỏe, lãi thậm chí về sát đỉnh trước đại dịch khi các hãng hàng không vẫn lỗ
Các công ty hoạt động trong ngành logistic tại sân bay vẫn duy trì được hoạt động, doanh thu và lợi nhuận có giảm nhưng không đáng kể so với bức tranh xám xịt chung của toàn ngành.
- 22-01-2021Các hãng hàng không kiến nghị gói hỗ trợ tài chính 25.000 tỉ đồng
- 19-01-2021Đại dịch Covid 19 khiến Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS) lỗ 52 tỷ đồng trong năm 2020
- 18-01-2021SSI Research: Ngành hàng không có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021
Năm 2020 là một năm chưa từng có trong lịch sử ngành hàng không. Các nước nói không với khách du lịch nước ngoài khiến máy bay nằm chờ la liệt ở sân bay, phi công bị nghỉ việc, các công ty hàng không lớn trên thế giới thua lỗ hàng chục tỷ USD, tất cả vì Covid-19. Ở Việt Nam, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines dự kiến lỗ hợp nhất 14.445 tỷ đồng, trong đó số lỗ của công ty mẹ dự kiến ở mức 12.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên ở một góc khác, các công ty hoạt động trong ngành logistic tại sân bay vẫn duy trì được hoạt động, doanh thu và lợi nhuận có giảm nhưng không đáng kể so với bức tranh xám xịt chung của toàn ngành. Đáng chú ý, lợi nhuận quý 4 của Dịch vụ vận tải Sài Gòn (SCSC) đã phục hồi đáng kể về mức cao nhất trong 3 năm.
CTCP Dịch vụ hàng hoá Nội Bài (NoiBai Cargo – mã NCT) công bố tổng doanh thu quý 4/2020 đạt 205,6 tỷ đồng, tăng 11% cùng kỳ năm tước, lợi nhuận sau thuế đạt 52,5 tỷ đồng, tăng 5,6%. Lý do lợi nhuận sau thuế quý 4 tăng là công ty nhận được cổ tức từ khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp số tiền 7,1 tỷ đồng (quý 4/2019 không có khoản cổ tức này).
Luỹ kế cả năm, công ty đạt tổng doanh thu gần 697 tỷ đồng, giảm 21,6% so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 206,75 tỷ đồng giảm 14,6%, tăng 8% so với kế hoạch đặt ra đầu năm. EPS đạt 7.495 đồng.
Kết quả kinh doanh của NCT
Theo giải trình của NCT, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến ngành hàng không nói chung và dịch vụ hàng hoá hàng không nói riêng. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, sản lượng hàng hoá khai thác đi và đến sân bay quốc tế Nội Bài giảm so với năm 2019. Tuy nhiên công ty luôn bám sát diễn biến thị trường, tập trung nguồn lực phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không duy trì kế hoạch khai thác, đặc biệt là khai thác các chuyến bay freighter chuyên chở hàng hoá.
Kết quả kinh doanh của SCS
Trong khi đó, CTCP Dịch vụ hàng hoá Sài Gòn (SCS) công bố doanh thu quý 4/2020 khoảng 197 tỷ đồng, giảm không đáng kể với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 128,5 tỷ đồng, giảm gần 5%. Luỹ kế cả năm, doanh thu của SCS đạt gần 693 tỷ đồng, giảm 7,4%, lợi nhuận sau thuế đạt 464 tỷ đồng, giảm 7,5% so với năm 2019. Đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp của SCS mặc dù giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn ở mức rất cao, 78%.
Giá cổ phiếu SCS phục hồi đáng kể, giao dịch ở mức 135.000 đồng/cp
Vận tải hàng không sẽ phục hồi trong năm 2021
Theo báo cáo phân tích của Transport Intelligence (Ti), hai lần trong thập kỷ qua, thị trường vận tải hàng không đã được thúc đẩy bởi các chu kỳ tái dự trữ hàng tồn kho. Những điều này được đặc trưng bởi sự gia tăng nhanh chóng trong tăng trưởng đơn hàng xuất khẩu mới, diễn ra vào thời điểm nền kinh tế và thương mại toàn cầu đang phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, với những hạn chế về năng lực, vận tải hàng không khó có thể tăng mạnh như vậy trong năm tới. Sau khi nền kinh tế toàn cầu lao dốc xuống mức thấp nhất vào tháng 4 và tháng 5 năm nay, một số đợt dự trữ hàng hóa đã diễn ra, nhưng vận tải biển và các nhà tích hợp (thông qua mạng lưới hàng không quốc tế của riêng họ), có khối lượng tăng mạnh nhất.
Ti kỳ vọng cả giao nhận hàng hóa đường biển và đường hàng không sẽ chứng kiến sự thúc đẩy mạnh mẽ từ lĩnh vực công nghiệp và ô tô trong năm tới, cũng như tiếp tục tăng trưởng tích cực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm. Ví dụ, chỉ số quản lý thu mua sản xuất toàn cầu (PMI) của J.P. Morgan đạt 53,0 vào tháng 10, mức cao nhất trong 29 tháng.
Doanh số bán ô tô đã giảm khoảng 25-30% nửa đầu năm 2020 nhưng được dự đoán sẽ phục hồi lên khoảng 17% trong cả năm. Điều này chứng tỏ sự phục hồi của các ngành công nghiệp và con đường tăng trưởng đã được đặt ra cho năm 2021.
Với khả năng tung ra một số loại vắc xin, khối lượng vận chuyển bằng đường hàng không sẽ tăng lên. Vào tháng 9, IATA ước tính việc cung cấp một liều duy nhất cho 7,8 tỷ người sẽ lấp đầy 8.000 máy bay chở hàng B747. Mặc dù các phương thức khác như đường bộ và đường sắt có thể được sử dụng trong khu vực, năng lực vận tải hàng không đủ là điều cần thiết cho việc triển khai toàn cầu, Ti cho biết.
Trong khi đó, khối lượng thương mại điện tử xuyên biên giới đã tăng tốc trong năm nay được thúc đẩy bởi các biện pháp phong tỏa và sẽ tạo ra một con đường tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Bán lẻ và thời trang là hai ngành dẫn đầu ngành dọc, vì họ đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu hàng năm lần lượt là 44% và 27% trong 8 tháng đầu năm 2020. Với các lĩnh vực này hoạt động tốt, khối lượng giao nhận có vẻ sẽ phục hồi trong trung hạn.
Cuối cùng, Ti dự báo rằng thị trường giao nhận hàng không sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (GAGR) là 5,6% trong giai đoạn 2020-2024 và thị trường giao nhận đường biển sẽ đạt tốc độ CAGR 5,2% so với cùng kỳ. Thị trường vận tải hàng không có cơ sở tăng trưởng thấp hơn, sau khi các dự báo cho thấy nó sẽ giảm -13% vào năm 2020. Sự phục hồi của nó cũng sẽ phụ thuộc một phần vào sự phục hồi của hành khách bằng đường hàng không.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Doanh nghiệp tang lễ duy nhất trên sàn: Doanh thu đều đặn trăm tỷ với cổ tức 16%/năm, hệ số PE chưa đến 2 lần
- KQKD năm 2020: Bất chấp khó khăn, các doanh nghiệp nhóm ngành bảo hiểm vẫn lãi lớn
- Bức tranh ngành phân bón năm 2020: Bất ngờ với nhiều doanh nghiệp lãi lớn
- Những cổ phiếu “đắt xắt ra miếng” trên TTCK Việt Nam
- Năm 2020 Top One lỗ lớn 88 tỷ đồng, tiếp tục bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến