Trái ngược với nhiều nhận định khả quan, VEPR cho rằng thị trường căn hộ đang trầm lắng
Báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản gần đây được một số công ty nghiên cứu, tư vấn quốc tế công bố cho rằng thị trường phân khúc căn hộ tiếp tục khả quan. Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR lại cho rằng thị trường giảm cả về giao dịch và giá cả.
- 10-07-2017Nghĩa trang lớn nhất TP.HCM sẽ thành khu đô thị cao cấp
- 10-07-2017Lộ diện dự án căn hộ cao cấp smart home đầu tiên tại Nha Trang
- 10-07-2017Tiến độ các dự án BĐS cao cấp trên “cung đường vàng” Bến Vân Đồn
- 10-07-2017Bất động sản khu vực Hồ Tây: Định nghĩa lại "chuẩn sống mới" cho phân khúc cao cấp
Báo cáo thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2017 của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HOREA) chỉ ra, Sở Xây dựng đã xác nhận 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai của thành phố có đủ điều kiện huy động vốn với 16.506 căn hộ.
Trong đó, phân khúc nhà ở bình dân có 6.206 căn (37,6%); phân khúc nhà ở trung cấp 5.136 căn (31,1%) và còn lại là phân khúc nhà ở cao cấp với 5.164 căn (31,3%). Nếu so với cùng kỳ năm 2016, phân khúc nhà ở cao cấp tăng 1,8 lần; phân khúc nhà ở bình dân tăng 1,9 lần.
Tuy nhiên, tại buổi công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2017 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR, TS Nguyễn Đức Thành lại nhận định rằng lĩnh vực bất động sản trong quý 2/2017 đón nhận một đợt giảm sút đáng kể về cả lượng giao dịch và giá chào bán. Điều này trái ngược hẳn với nhiều báo cáo mới đây được một số công ty nghiên cứu thị trường nước ngoài hoạt động tại TP.HCM công bố.
Theo VEPR, trong lĩnh vực bất động sản, số lượng mở bán và giao dịch các căn hộ giảm nhiều so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu vào phân khúc trung cấp và bình dân. Thị trường căn hộ trong Quý 2 tương đối trầm lắng trên cả hai thị trường Hà Nôi và TP.HCM. Cả lượng mở bán và lượng bán đều giảm mạnh so với quý trước và cùng kỳ năm trước.
VEPR dẫn số liệu từ JLL Viêt Nam, tại thị trường Hà Nội, tổng nguồn cung căn hộ ̣để bán mới trong Quý 2 đạt 6.701 căn, giảm 27% theo quý và 19,5% theo năm. Bên cạnh đó, lượng bán tại Hà Nội cũng chỉ đạt 6.117 căn, giảm 25,1% theo quý và giảm 19,8% theo năm.
Trong đó, tỷ lệ giao dịch phân khúc trung cấp vẫn liên tục gia tăng đáng kể so với các năm trước, đạt 49% tổng lượng bán trong Quý 2. Tương tự, tại TP.HCM, lượng mở bán và lượng giao dịch thành công làn lượt đạt 7.631 căn (giảm 10,9% theo quý và giảm 14,2% theo năm) và 8.982 căn (giảm 10,3% theo quý và giảm 15,2% theo năm). Trong đó, phân khúc căn hộ có giá dưới 1.200 USD/m2 chiếm khoảng 47%.
Tại Hà Nội, giá bán giảm đối với tất cả các phân khúc trên cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp, trung bình giảm 3,2% (theo quý). Đặc biệt, giá giảm mạnh ở phân khúc căn hộ sang trọng. Ngược lại, giá bán liên tục tăng tại TP.HCM, đặc biệt đối với phân khúc biệt thự/nhà phố.
Bên cạnh đó, bất đông sản hiện vẫn thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đàu tư mới, cả trong và ngoài nước. Điều này phần nào cho thấy triển vọng tích cực của lĩnh vực này. Tính chung 6 tháng đầu năm, có tới 2.300 doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực BĐS, tăng 68,3% sô với cùng kỳ năm 2016.
Tăng trưởng của lĩnh vực này trong nửa đầu năm nay đạt 3,86% (theo năm), cao nhất trong vòng 5 năm gần đây, đóng góp 0,21 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, lượng vốn FDI đăng ký trong 6 tháng đầu năm đạt 701,6 triệu USD, tăng 16% sô với cùng kỳ năm 2016.
VEPR lưu ý về khả năng những rủi ro lớn có thể xuất hiện trên thị trường tài sản (bất động sản, chứng khoán) khi tín dụng đang tăng nhanh một cách bất thường, dẫn tới những thay đổi không đồng đều trên các thị trường này (thị trường chứng khoán tăng nhanh, trong khi thị trường bất đổng sản có dấu hiệu chững lại).
Điều hành chính sách của Chính phủ cũng cần nhất quán với môi trường đang biến đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó nhiều chính sách cần được thay đổi cho phù hợp với các điều kiện kinh doanh mới.