Trải qua 2 năm thất nghiệp và 215 lần ứng tuyển xin việc, tôi thấm thía bài học: Đừng bao giờ ngừng chiến đấu, bạn chỉ thất bại khi không nỗ lực
Quãng thời gian 2 năm qua thật khó khăn, nhưng nó cũng giúp tôi nhận ra tôi mạnh mẽ đến thế nào.
- 02-03-2020Những công việc đang trở thành xu hướng trong năm 2020, thú vị hay không thì chưa biết nhưng chắc chắn lương cực khủng!
- 02-03-2020Chuyên gia Nguyễn Phi Vân: “Sếp có tâm sẽ tiễn ngay khi nhân viên thật lòng muốn đi”
- 01-03-2020Chuyên gia giáo dục Harvard đưa ra 5 lời khuyên giúp cha mẹ nuôi dạy một đứa trẻ thành công trong tương lai
Trong suốt 2 năm qua, tôi đã loay hoay đi tìm công việc phù hợp nhất với bản thân mình. Khó khăn là điều không thể chối cãi, nhưng tôi cũng đã học được rất nhiều điều để trở nên mạnh mẽ.
Tháng này là mốc đánh dấu chính thức 2 năm nghỉ việc toàn thời gian của tôi, một chuyên gia truyền thông suốt 15 năm. Tôi là một bà mẹ đơn thân với tài khoản tiết kiệm cạn kiệt, các mối quan hệ đang dần đứt gãy.
Tôi cũng đã từng có kinh nghiệm đi xin việc vào năm 2003, trong thời gian chờ đợi công việc mới, tôi đi làm phục vụ bàn để kiếm thêm. Nhưng bây giờ không còn là năm 2003 nữa, tôi cũng không còn đủ sức để đi làm các công việc dịch vụ vì căn bệnh thoái hóa đĩa đệm, vẹo cột sống. Môi trường săn việc cũng khắc nghiệt hơn rất nhiều.
Tuổi tác là một trong những thách thức khủng khiếp đối với hàng ngàn người thất nghiệp và thiếu việc làm hiện giờ. “Nền kinh tế Gig” đang ngày càng được ưa chuộng khi các công ty chủ yếu thuê người làm việc bán thời gian hoặc tạm thời, để tránh phải gia tăng nhân viên hoặc phải cung cấp các lợi ích hỗ trợ.
Trong lúc nào nhân viên tạm thời, tôi từng gặp một người đồng nghiệp thiết kế đồ họa cũng đã làm nhân viên tạm thời cho một công ty của Bỉ suốt 5 năm. Cô không bao giờ biết công việc tiếp theo là gì hay nó kéo dài trong bao lâu, và như thế thì nguồn thu nhập cũng không hề ổn định.
Tôi cũng đã từng làm một công việc “freelance toàn thời gian” cho một công ty Pháp. Những công ty lớn như Google đang sử dụng nhân viên theo cách này: họ đến văn phòng mỗi ngày, làm công việc giống như nhân viên toàn thời gian nhưng không được nhận những lợi ích như bảo hiểm y tế hay kế hoạch nghỉ hưu.
Phía tuyển dụng sẽ có những cách để làm việc với chính quyền để đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng, người làm thuê sẽ thuộc các cơ quan tạm thời, không được hưởng nhiều sự bảo vệ hay khuyến khích lợi ích. Kiểu công việc này ngày càng phổ biến do người thất nghiệp ngày càng nhiều, trong khi người sử dụng lao động có nhiều lợi thế mà không cần đầu tư hay cam kết trách nhiệm dài hạn.
Trong quá trình tìm kiếm một công việc toàn thời gian thực sự phù hợp, tôi chấp nhận làm freelance ở bất kỳ chỗ nào có thể. Tôi thích được làm việc tại nhà, trong bộ pijama quen thuộc và ăn bữa trưa nóng hổi tự nấu. Dù không có các đồng nghiệp bên cạnh nhưng tôi trân trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hiện tại hơn. Lúc đó tôi cũng luôn có suy nghĩ tích cực là mình sẽ sớm tìm được công việc như ý thôi, nhưng rồi nhiều tháng trôi qua mà không có gì tiến triển. Và tôi cảm thấy thực sự bối rối.
Đến nay, tôi đã ứng tuyển vào 215 công việc, bao gồm cả công việc toàn thời gian, bán thời gian, hợp đồng và tạm thời, cả ở địa phương và các tỉnh thành khác trên khắp cả nước.
Tôi mở rộng hồ sơ của mình ở nhiều kênh tuyển dụng, ứng tuyển chủ yếu vào công việc viết và truyền thông nhưng cũng có những công việc trái chuyên ngành như phiên dịch, thư ký văn phòng. Nhưng có những công việc tôi chưa từng làm trong suốt 15 năm qua, cũng có những việc bị đánh giá là đã “quá tuổi” – khi người tuyển dụng muốn các ứng viên trẻ hơn dù kinh nghiệm không bằng.
Việc cứ gửi đơn xin việc và chờ hồi âm thực sự rất mệt mỏi, tôi biết sẽ dễ dàng hơn nếu chỉ gửi 2 hồ sơ/tuần nhưng trợ cấp thất nghiệp của tôi không kéo dài mãi mãi. Tôi biết mình không còn có thể thong thả được nữa.
Tuy nhiên, cũng may là trong suốt 2 năm đó công việc freelance của tôi khá tốt. Tôi có mạng lưới bạn bè và đối tác, nếu cần nhân sự hỗ trợ họ sẽ liên hệ tôi vào dự án. Họ có nhiều phản hồi tốt về chất lượng công việc của tôi nên tôi cũng cảm thấy tự tin phần nào. Tôi bắt đầu có suy nghĩ rằng, biết đâu mình chẳng cần phải đi tìm công việc toàn thời gian nữa mà hoàn toàn có thể sống với việc làm freelancer này. Chỉ cần ít ăn ngoài, ít mua sắm hơn, cắt giảm chi phí ở những điều không thực sự cần thiết.
Sau 2 năm quanh quẩn, cuối cùng tôi đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi mà tôi đã tự đặt ra cho mình lúc 1 tháng sau khi nghỉ việc: Điều gì sẽ xảy ra nếu không ai thuê mình làm việc toàn thời gian nữa? Mình sẽ sống như nào? Làm sao để vượt qua những khó khăn?. Và câu trả lời đó là:
Tìm kiếm sự giúp đỡ có tổ chức: Đầu tiên, không có gì xấu hổ nếu bạn phải cần đến sự giúp đỡ của những trợ cấp xã hội như thất nghiệp, hoàn cảnh khó khăn… Chúng sẽ giúp bạn rất nhiều trong lúc khốn khó, cơ bản nhất như thực phẩm và các nhu yếu phẩm được giảm giá. Thậm chí còn có hỗ trợ y tế nếu bạn chịu khó tìm kiếm.
Tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt cảm xúc: Nỗi lo và sự căng thẳng về việc không có việc làm, không có tiền sinh sống thực sự rất kinh khủng. Sau một thời gian chìm đắm trong sự đau buồn, tức giận và khủng hoảng, tôi đã phải tự thay đổi bản thân bằng cách học thêm tiếng Tây Ban Nha, tham gia các lớp học trực tuyến để nâng cao năng lực.
Quan trọng hơn, tôi đi dạo nhiều và gặp gỡ thêm bạn bè để trao đổi, chia sẻ. Tôi thực sự rất may mắn khi có những người bạn tốt luôn lắng nghe và giúp đỡ mình, họ thậm chí còn góp tiền mua cho tôi một chú chó để bầu bạn và tặng tôi các thẻ quà tặng, voucher miễn phí hữu ích.
Thành thật và thực tế là rất quan trọng. Rất nhiều người đang vật lộn với khó khăn nhưng quá xấu hổ và sĩ diện khi nói về điều đó. Nhưng đừng ôm nó một mình, bạn vẫn còn những người luôn sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ để không bị tổn thương về cả thể chất và tinh thần.
Điều chỉnh lại trọng tâm của bạn: Đây là một bài học lớn và thực sự khó khăn. Sau một năm thất nghiệp tôi nhận ra có thể mình sẽ chẳng bao giờ quay lại công việc toàn thời gian được nữa, và phải chấp nhận sống với những công việc bán thời gian lương thấp hơn nhưng luôn sẵn có.
Tôi cũng bắt đầu bán thanh lý dần một số đồ dùng cá nhân không cần thiết để có thêm một khoản chi tiêu nhỏ. Hầu hết chúng ta đều có nhiều hơn những gì ta thực sự cần, và với một chút mẹo chụp ảnh, bạn hoàn toàn có thể bán một chiếc áo da mua ở chợ trời giá 5USD với giá mới là 20 USD.
Sự khó khăn trong cuộc sống cũng giúp tôi nhìn nhận lại mối quan hệ của mình với tiền bạc. Tôi cảm thấy trân trọng hơn những món đồ mình mua, học thêm cách trả giá và đặc biệt là cắt giảm chi tiêu tối đa cho những thứ thực sự cần thiết.
Tôi vẫn đi kiếm việc làm nhưng cũng tự nhận ra sự thoải mái của việc làm freelancer khi không phải làm việc trong môi trường độc hại với những người chủ độc đoán, đồng nghiệp soi mói, sự thiên vị và sáo rỗng xung quanh. Làm việc tự do, tôi không biết tài chính tháng tới của mình sẽ như nào nhưng tôi đã bớt lo lắng hơn về những điều chưa xảy ra. Tôi biết ở dưới đáy như thế nào, và cách để chiến đấu, sinh tồn với chúng.
Nếu bạn cũng đang ở trong hoàn cảnh giống như tôi, hãy tiếp tục chiến đấu và đừng bỏ cuộc. Tôi không chắc chắn tương lai sẽ ra sao nhưng bạn hoàn toàn có thể tự hào về những điều mình đã làm suốt những năm qua để chiến đấu với sự khắc nghiệt của cuộc sống.
* Theo chia sẻ của Nina McCollum là sống ở Cleveland, Ohio. Hiện cô là một bà mẹ đơn thân và một nhà văn tự do.