Trải qua 24 lần nghỉ việc, tôi đúc kết ra được 4 bài học xương máu
Là một người tự hủy hoại bản thân, tôi muốn sử dụng bản thân như một “tấm gương mờ” để chia sẻ những kinh nghiệm xương máu của mình với tất cả những kẻ bốc đồng, ngây thơ, tự đại, không hiểu gì về nơi làm việc hay luôn ôm trong mình những giấc mơ màu hồng. Tôi hy vọng bạn có thể đọc nó một cách cẩn thận, và tuyệt đối đừng như tôi, đừng cố tình bước vào những cái hố này.
- 22-04-2020TẦM NHÌN quyết định giàu - nghèo: 6 câu chuyện nhỏ hàm chứa trọn vẹn bí quyết 'đánh đâu thắng đó' của người thành công
- 22-04-2020Khủng hoảng tôi luyện nên người leader chân chính: Các quản lý trẻ học được gì từ cách những nhà lãnh đạo lớn vượt qua khó khăn?
- 22-04-2020Gặp người chủ trọ ở Hà Nội tặng gạo, nước mắm cho khách thuê mùa dịch Covid-19
Tôi tốt nghiệp năm 2014.
Sau khi tốt nghiệp, cho rằng mình còn trẻ, lại thêm được cái vốn tùy tiện, không thích bó buộc và năng lực không tồi, nên tôi đã nhảy việc rất nhiều lần, cứ hơi "chán đời", gặp khó khăn một chút thôi là tôi nghỉ việc.
Gần 6 năm sau khi tốt nghiệp, tôi nhảy việc 24 lần.
Lần ngắn nhất chỉ làm đúng nửa ngày. Lần dài nhất cũng không quá 4 tháng.
Nhưng, sự sảng khoái nhất thời khi nghỉ việc đã biến con đường sự nghiệp của tôi thành một nhà hỏa táng.
Hiện tại, tôi đã bước sang tuổi 30, chưa nên được việc gì, giờ muốn đi xin việc cũng không có mấy công ty cần.
Đầu năm nay, tôi "rải" CV khắp nơi, nhưng kết quả chỉ có một cuộc phỏng vấn gọi tới.
Trong điện thoại, HR hỏi: "Vì sao bạn nhảy việc nhiều như vậy?"
Tôi nói: "Có lẽ là vì vẫn chưa tìm thấy được vị trí thích hợp."
Người ta vừa nghe xong đã như kiểu "không còn gì để nói" và tắt điện thoại.
Sau đó tôi nghĩ tới chuyện nhờ bạn bè giới thiệu công việc, nhưng vì tính cách bị động nên mở danh bạ ra cũng không biết nên gọi cho ai, người thân thiết thì lại chẳng quen biết bao nhiêu.
Mấy năm nay tôi cũng không nghiêm túc học hỏi thêm cho mình điều gì mới, làm việc thể lực, làm phục vụ? Xin lỗi, tôi không chịu được khổ.
Cứ như vậy, tôi thành kẻ thất nghiệp suốt mấy tháng trời.
Là một người tự hủy hoại bản thân, tôi muốn sử dụng bản thân như một "tấm gương mờ" để chia sẻ những kinh nghiệm xương máu của mình với tất cả những kẻ bốc đồng, ngây thơ, tự đại, không hiểu gì về nơi làm việc hay luôn ôm trong mình những giấc mơ màu hồng.
Tôi hy vọng bạn có thể đọc nó một cách cẩn thận, và tuyệt đối đừng như tôi, đừng cố tình bước vào những cái hố này.
1. Động một tý là nghỉ việc quả thực sẽ "chết" rất nhanh
Nếu bạn là một 9X, bạn nhất định phải khắc phục quan niệm xuẩn ngốc của mình rằng: tôi còn trẻ, tôi vẫn còn rất nhiều thời gian.
Thực ra, thời gian của chúng ta là rất ít.
Một khi bước qua tuổi 25, mọi thứ sẽ bắt đầu trở nên tiến thoái lưỡng nan.
Bạn đi xin việc, người ta sẽ rất uyển chuyển thăm dò tình trạng hôn nhân của bạn. Sau đó thì không còn sau đó nữa.
Ý muốn nói, chúng ta thực ra chỉ có vài năm hoàng kim ngắn ngủi để xin việc làm, giai đoạn này một khi qua đi, bạn sẽ không còn ưu thế tuổi tác nữa.
Hơn nữa, nhảy việc nhiều, bạn sẽ rất khó để học được bản lĩnh đích thực hay nâng cao trình độ chuyên môn trong một lĩnh vực.
Lúc trước, một trong các vị sếp cũ của tôi từng nói rằng, nếu muốn hiểu được cốt tinh của một ngành nghề nào đó, bạn bắt buộc phải gắn bó với nó trên 5 năm.
Còn 5 năm của tôi lại là 5 năm "dậm chân tại chỗ", chẳng qua cũng chỉ là đổi 24 môi trường "dậm chân" mà thôi.
Điều này khiến tôi phải luôn luôn đi phỏng vấn.
Luôn luôn thử việc.
Và luôn luôn bị từ chối.
Muốn học được bản lĩnh? Muốn trình độ chuyên cao hơn hơn? Làm sao có thể?
Tôi bây giờ chỉ dám ăn xuất cơm 20 ngàn chia làm hai bữa, mua quần áo cũng phải đợi giảm 50% mới dám mua, một năm chỉ dám một vài bộ.
Trước đó, có một phóng viên hỏi Jack Ma rằng: "Ông nghĩ sao về vấn đề nhảy việc?"
Jack Ma nói, không nên nhảy việc quá nhiều.
Công việc đầu tiên mà Jack Ma làm là giáo viên, không phải vì thực sự yêu thích, mà là bởi hiệu trưởng nói với ông rằng: hứa với tôi, làm đủ 6 năm.
Jack Ma giữ đúng lời hứa, làm 6 năm rồi mới ra ngoài khởi nghiệp.
Trong 6 năm này, ông cũng dần dần phát hiện ra sự thú vị của nghề giáo viên.
Với người trẻ, ông nói rằng: "Bạn phải tự hứa với lòng mình rằng, công việc này, tôi ít nhất phải làm 3 năm rồi mới đi."
Và tới giờ, tôi mới thấm thía lời nói của vị sếp cũ kia và của cả Jack Ma.
2. Nhất định phải đáng tin
Cái gọi là đáng tin chính là "phàm là chuyện gì cũng phải có câu trả lời, phải có sự hồi đáp."
Mỗi một công ty đều có cơ chế vận hành riêng.
Nhưng có một điểm đều giống nhau, đó là lãnh đạo nào cũng muốn sự hợp tác giữa các thành viên trong công ty trở nên hiệu quả và suôn sẻ, mọi thứ đều phải rõ ràng và sáng tỏ.
Vì vậy, khi sếp giao cho bạn việc, bạn nhất định phải có phản hồi, đánh giá, tổng kết, và một phương án cải tiến cho sếp.
Tôi có một người bạn học, cũng chính vì hiểu rất rõ điều này mà cậu ấy rất nhanh chóng được công nhận và tăng lương.
Công ty giao cho cậu ấy một dự án, mà không nói thời hạn, mục tiêu hay chỉ số hiệu suất.
Ngay sau khi tiếp nhận dự án, cậu ấy đã nhanh chóng bắt tay vào lập ra phương án thực hiện.
Trong phương án, không chỉ có mục tiêu hoàn thành, thao tác, phương pháp phân hạch và đối tác, mà còn bao gồm cả giới hạn thời gian và ngân sách lợi nhuận.
Chủ quản của cậu ấy đã rất bất ngờ.
Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi tối dù có mệt mỏi tới đâu, cậu ấy cũng đều sẽ báo cáo tiến trình một cách tỉ mỉ.
Dù chưa hoàn thành xong, nhưng khi gặp phải vướng mắc hay khó khăn nào, cậu ấy cũng sẽ ngay lập tức nói với lãnh đạo, khiêm tốn mong lãnh đạo giúp đỡ.
Dự án còn chưa kết thúc, nhưng đại Boss đã biết tới sự tồn tại của cậu ấy, sau này, hay nhắc tới cậu ấy với các thành viên khác trong công ty và đều kèm theo câu nói "Cô gái này làm việc rất đáng tin cậy!"
Còn tôi thì ngược lại.
Lãnh đạo bảo tôi làm cái gì, tôi làm cái đó, nhưng trước giờ không bao giờ nói gì.
Tôi cho rằng như vậy là nghe lời, chấp hành tốt, là một kiểu khiêm tốn, mà không biết rằng, ở nơi làm việc, bạn không được để người khác đoán, càng không được để lãnh đạo phải cùng chơi trò đoán ý đồng đội với bạn.
Bạn làm được những gì, nói ra.
Bạn gặp phải khó khăn gì, nói ra.
Vì không ý thức được điều này, nên tôi luôn không nói.
Điều này khiến 80% lãnh đạo của tôi đều cho rằng tôi là một đứa không nghiêm túc, không hết mình, không chủ động hay có chí tiến thủ.
Vì vậy mà tôi cứ bị hiểu lầm, rồi lại vì cái tôi cao ngất mà xin nghỉ việc.
Thực ra thì cũng đáng đời tôi thôi!
Ở nơi làm việc không có đường tắt.
Nếu có thì cũng chỉ có một đường, đó là con đường mang tên đáng tin cậy, tức là phàm là chuyện gì cũng hãy trao đổi, hãy phản hồi lại với đối phương.
Điều này không chỉ giúp bạn nhanh chóng được nhận ra, nhanh chóng trưởng thành mà còn nhanh chóng được công nhận.
3. Hiểu rằng công việc trước mắt của bạn là sự lựa chọn tốt nhất trong khả năng hiện tại của bạn
Tôi tin rằng ai cũng vậy thôi, trước khi làm một công việc gì đó, bạn cũng đã phải tìm tòi và đưa ra rất nhiều lựa chọn kĩ lưỡng.
Công ty hay doanh nghiệp mà bạn chọn cũng chính là lựa chọn vừa phải nhất trong khả năng hiện tại của bạn.
Nếu đó đã là lựa chọn tốt nhất, vậy thì bạn phải là sao cho xứng đáng với cái "tốt nhất" này.
Chưa nói tới phải dùng 100% sức lực và nỗ lực đi hoàn thành, nhưng ít nhất cũng hãy đầu tư vào đó 80%.
Vì không làm được như vậy, nên tôi mới "toang".
Lúc mới vào một công ty nào đó, ba ngày đầu tôi có cảm giác rất mới mẻ, dần dần, khi bắt đầu vào guồng, cũng là khi tôi bắt đầu cảm thấy: mỗi ngày đều là những thứ nhàm chán này, thật phiền phức và vô vị.
Dần dần, tôi bắt đầu "bới lông tìm vết" của công ty trong tiềm thức.
Không có trà chiều. Thưởng tháng quá ít. Lãnh đạo quá nghiêm khắc, không gần gũi. Không khí công ty không vui vẻ. Tiêu chuẩn đánh giá thành tích quá khắt khe. Vì sao làm sai chuyện gì lại phải phạt tiền, mà không dùng phương thức thưởng để khích lệ tôi? Tôi làm sai, vì sao không nhẹ nhàng khích lệ tôi? Tôi cũng là người, tôi có cảm xúc được không? Vì sao không đối xử tốt với tôi? Vì sao không an ủi tôi? Giải quyết vấn đề của tôi.
Sau đó thì cứ càng ngày càng trở nên không thoải mái.
Đúng là sẹo lành thì quên hết đau.
Tôi đã quên mất năm đó nộp hàng chục cái CV, nhưng chỉ được hai lần phỏng vấn ra sao.
Tôi đã quên mất năm đó khi ứng tuyển công việc này, tôi đã xin lãnh đạo ra sao: "Tôi không quan trọng lương tháng, quan trọng là những điều tôi học tập được ở đây."
Càng quên mất cảm giác vui vẻ, phấn khích khi nhận được offer là như thế nào.
Chỉ vì sự tùy tiện, lười biếng, hẹp hòi mà hết lần này tới lần khác tôi đã hủy hoại đi những lựa chọn tốt nhất của mình.
Và còn là chủ động hủy.
Bởi lẽ tôi lại vừa xin nghỉ việc.
Hơn nữa, lần nào xin nghỉ việc xong, cả người cũng thấy nhẹ nhõm.
Tôi cho rằng mình vừa thoát được ra khỏi một công ty không tốt, mà không nhận ra được rằng sự không lý trí của mình đã khiến những lựa chọn của tôi, cái sau tệ hơn cái trước.
4. Biết ơn
Tôi biết rằng thế hệ 9X hiện nay không mấy ai quan tâm tới vấn đề này.
Cho rằng công ty cho nghỉ ở khách sạn 5 sao, ngồi máy bay, đi du lịch nước ngoài, chuyên tâm bồi dưỡng mình, tất cả đều là bổn phận của họ.
Nhưng vấn đề là, công ty cũng cần chi phí.
Những chi phí này, họ vốn dĩ có thể không cần bỏ ra cho bạn, còn đã tiêu cho bạn rồi, họ tất nhiên hi vọng được đáp trả xứng đáng.
Bạn không cho ra được thành tích, cũng không cho ra được lời nói dễ nghe, bạn nghĩ lãnh đạo sẽ nghĩ sao?
Lòng người cũng bằng xương bằng thịt.
Cơ hội cho ai mà chẳng được.
Vì sao phải cho một kẻ vô ơn?
Thái độ nghiễm nhiên của bạn sẽ khiến lãnh đạo nghĩ rằng: kiểu người này, có tốt với anh ta tới đâu cũng sẽ chỉ là công cốc, tốt hơn là thôi đi.
Và cứ như vậy, bạn bỏ lỡ hết cơ hội này tới cơ hội khác, hết phúc lợi này tới phúc lợi khác.
Thứ tôi làm không tốt nhất cũng chính là điểm này.
Lúc trước có một ông chủ rất xem trọng tôi, đưa tôi đi tham gia các hội nghị hay các buổi gặp gỡ phát biểu doanh nghiệp.
Nhưng tôi lại chưa một lần tỏ ra biết ơn, vì tôi nghĩ rằng mình có năng lực, họ làm vậy là đương nhiên.
Kết quả, khi tôi xin nghỉ việc, ông chủ nói: "Cậu là người lạnh lùng nhất mà tôi từng gặp".
Tôi còn có thể nói gì?
Nhận được đánh giá này, đều là tự tôi chuốc lấy, trách không nổi người khác.
Những người thực sự phất lên ở nơi làm việc, đều là những người luôn biết ơn và nhận thức được rằng mình phải biết ơn người khác.
Họ hiểu được rằng có, là được.
Và thứ có được khi vượt quá bổn phận, chính là ơn.
Rồi họ biết ơn mọi thứ, đồng thời nỗ lực làm việc để báo ơn.
Vì vậy, tôi muốn nói với bạn rằng, vì những người khác không hiểu thế nào là biết ơn, bạn làm được, nên bạn sẽ được thêm điểm, thậm chí trở nên nổi bật.
Ai cũng cần làm việc.
Không làm việc, nhàn cư sẽ vi bất thiện, quá rảnh rỗi sẽ ăn mòn hy vọng và ý chí của chúng ta, bạn sẽ không chỉ trở thành một kẻ tầm thường, mà còn là một kẻ bỏ đi.
Nếu ai cũng cần một công việc, ai cũng cần làm việc, vậy thì hãy nỗ lực trở thành một nhân viên ít nhất là đạt tiêu chuẩn.
Đừng giống tôi, vì cảm tính, bốc đồng, tùy tiện, lạnh lùng, không đáng tin, không phương hướng mà biến một mỗi con đường trước mắt thành một con đường cụt.
Báo dân sinh